Chủ động gia tăng hàng tồn kho
Tính đến hết quý II/2013, giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép niêm yết đã tăng rất mạnh so với quý I/2013 và so với cùng kỳ năm 2012, với mức tăng lần lượt là 17,2% và 26,1%. Đây là tổng giá trị hàng tồn kho cao nhất từ trước đến nay của các doanh nghiệp niêm yết
Nguồn: Báo cáo tài chính các công ty
Điểm khá tích cực là giá trị hàng tồn kho tăng mạnh không xuất phát từ sự sụt giảm bất thường của doanh thu trong quý II, bởi thống kế biến động doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết cho thấy doanh thu quý 2 vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ 2012 và so với quý trước với mức tăng lần lưựt là 3% và 12%.
Như vậy, hàng tồn kho tăng mạnh phản ánh sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tăng mua, tích trữ chuẩn bị cho mùa xây dựng mới hoặc đây là tính toán mang tính “đầu cơ” khi giá nguyên liệu giảm mạnh trong quý II.
Hàng tồn kho ở mặt bằng giá thấp
Với biến động giá thép phế, và phôi thép như hiện nay thì giá trị hàng tồn kho lớn ở thời điểm cuối quý II là lợi thế của các doanh nghiệp thép. Biến động của giá phôi thép không lớn, nhưng diễn biến của giá thép phế (dạng đầu mẩu HMS1/HMS2 được cắt phá các công trình xây dựng, nhà xưởng) lại khá tích cực. Thời điểm hiện nay đang cao hơn khoảng 9% so với với mức giá giao dịch giữa tháng 06.
Nguồn: Bloomberg (đơn vị: USD/tấn)
Với đặc thù lợi nhuận phụ thuộc lớn bởi diễn biến giá nguyên liệu đầu vào, nên việc có đượcnguyên vật liệu đầu vào giá rẻ là khá lợi thế. Mặc dù lợi thế này không duy trì được lâu do doanh nghiệp có thể phải hạ giá bán sản phẩm trước sức ép cạnh tranh giữa các sản phẩm nội địa, cũng như với thép nhập khẩu.
Dù không có đột biến như giai giai đoạn 2009, tuy nhiên mặt bằng hàng tồn kho giá thấp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp lợi thế không nhỏ trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Cầu đầu ra quyết định lợi nhuận
Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, sức mua đối với các sản phẩm thép hiện còn yếu, một phần do chưa bước vào mùa xây dựng, nhu cầu xây dựng còn thấp.
So với tháng 8 năm 2012: sản lượng sắt, thép thô tháng 8 ước đạt 246,3 nghìn tấn, giảm 2,6%; thép cán ước đạt 267,6 nghìn tấn, tăng 43,5%; thép thanh, thép góc ước đạt 298,8 nghìn tấn, tăng 8,1%. Tính chung 8 tháng so với cùng kỳ: sản lượng sắt, thép thô ước đạt hơn 1,8 triệu tấn, giảm 12,1%; thép cán ước đạt hơn 1,87 triệu tấn, tăng 27,4%; thép thanh, thép góc ước đạt 2,2 triệu tấn, tăng 7,8%.
Bên cạnh khó khăn do cầu trong nước yếu, đầu ra của các doanh nghiệp thép còn chịu sức ép cạnh tranh lớn bởi lượng thép nhập khẩu về Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh. Số liệu thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 6,2 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 4,4 tỷ USD, tăng 26,22% về lượng và tăng 11,1% về giá trị so với 8 tháng năm 2012.
Như vậy, có được giá đầu vào hấp dẫn chưa đủ để tạo được lợi nhuận tốt, bởi yếu tố đầu ra của các doanh nghiệp thép đang gặp khá nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đang hy vọng vào sức tiêu thụ đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng nói chung, thép nói riêng ấm dần lên nhờ ưu tiên của Chính phủ trong đầu tư phát triển.
Giang Linh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét