Giá nhà ở quay về mốc 7 năm trước

09:18 |
"Giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006."
Thị trường BĐS năm 2013 đã bắt đầu có những phản ứng tích cực, niềm tin vào thị trường đang dần được hồi phục; phân khúc nhà ở xã hội và những căn hộ có diện tích nhỏ đã hoàn thiện, vị trí thuận lợi, giá dưới 15 triệu/m2 vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng. 

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Hầu hết các dự án đã giảm từ 10%-30% giá bán, có một số dự án, như dự án Sunrise City của Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc NoVa, dự án Everrich 3 của Công ty Phát Đạt tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm giá tới gần 50% so với giá bán tại thời điểm “nóng” cách đây hơn 2 năm. 

Bên cạnh đó, giá trị tồn kho bất động sản có xu thế ngày càng giảm. Giá trị tồn kho bất động sản tháng 9/2013 (101.889 tỷ), đã giảm 3,96% so với tháng 8, giảm 20,74% so với tháng 3. Số lượng tồn kho bất động sản tại hai thành phố lớn nhất cả nước cũng có xu hướng giảm dần: Tại Hà Nội số lượng tồn kho bất động sản của tháng 7/2013 là 14.487 tỷ giảm 15% so với tháng 6. Tại TP. Hồ Chí Minh số lượng tồn kho của tháng 9/2013 là 21.947 tỷ giảm 16,1% so với tháng 8.

Thị trường đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tốt như lời nhận xét của TS. Nguyễn Đình Ánh: "BĐS đã có những chuyển động tích cực, thoát khỏi tình trạng đóng băng kéo dài suốt mấy năm qua". Và đặc biệt, "thị trường đã xuất hiện những “con sóng nhỏ” và đang phát đi tín hiệu phục hồi" (theo Savills).

Từ những tín hiệu tích cực của thị trường BĐS trong 3 quý đầu năm đã khiến giới BĐS "hồ hởi" mong chờ 3 tháng cuối năm thị trường sẽ "khởi sắc" hơn.

Theo ông 
Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc, thị trường căn hộ trong năm 2013 có nhiều dấu hiệu tích cực hơn năm trước. “Những tháng cuối năm, thị trường nhận nhiều thông tin hỗ trợ như lãi suất cho vay tiếp tục giảm, dòng kiều hối dự báo tăng vào dịp cuối năm. Đây cũng là thời điểm người có nhu cầu tìm mua nhà nhiều nhất trong năm, nên thanh khoản của thị trường sẽ được cải thiện hơn nữa”.

Mới đây, trong báo cáo về tình hình kinh tế tài chính tiền tệ tháng 9 vừa được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố thì thị trường tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực và đang có chiều hướng tăng lên. Riêng về thị trường bất động sản, theo đánh giá của các chuyên gia thị trường đang phát đi những tín hiệu phục hồi, đây là lý do khiến các doanh nghiệp BĐS tự tin đưa ra quyết định chào bán cũng như khởi công các dự án.

Cụ thể, tại Phiên giao dịch Bất động sản lần II tại Hà Nội mới đây, hơn 3.500 sản phẩm của 60 doanh nghiệp đã được tung ra thị trường, trong đó, không ít dự án đã bán được số lượng căn hộ không nhỏ. 
Những dự án BĐS giá rẻ đang hút khách hiện nay như chung cư Đặng Xá 2 và Bắc Cổ Nhuế -Chèm, giá bán từ 9 – 10,8 triệu đồng/m2. Tổng công ty Viglacera vừa công bố giá bán dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá II với mức giá từ 8,68 triệu đồng một m2. Tập đoàn Mường Thanh vừa tung ra thị trường khoảng 600 căn nhà thương mại tại chung cư CT12 Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội) với giá từ 10-14,5 triệu đồng/m2.

Bên cạnh những dự án chung cư giá rẻ bán chạy thì những dự án căn hộ cao cấp sắp bàn giao vẫn có giao dịch tốt. Doanh số bán khả quan được ghi nhận tại các dự án như Lancaster, Indochina Plaza Hanoi, Hoàng Thành Tower. Một số dự án lớn đang bàn giao nhà như Lê Văn Lương Residentials, Mandarin Garden, Mulberry Lane, Nam Đô Complex và Hyundai Hillstate cũng giao dịch khá tốt.
Thanh Ngà
Theo Trí Thức Trẻ
Đọc tiếp…

Thang máy và phong thủy căn hộ chung cư

09:16 |

Mình đang muốn mua một căn hộ chung cư, mình nghe nói căn hộ và thang máy của khu trung cư tương quan với nhau, cái này cũng phải theo phong thủy à mọi người? Ai biết chia sẻ cho mình biết với nhé! Thanks!
Trả lời:
Mình sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin theo phong thủy về vấn đề này. Cầu thang là phương tiện giao thông của tòa nhà nhưng cũng là nơi nạp các dòng năng lượng cho không gian các tầng trong các tòa nhà chung cư.


Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân cho rằng, trong các tòa nhà chung cư, thang máy đóng một vai trò rất quan trọng. Thang máy không chỉ phục vụ giao thông, thuận lợi cho việc lên căn hộ mà với phong thủy đó cũng là nơi nạp các dòng năng lượng cho không gian các tầng. Vì vậy, để định tốt xấu cho một căn hộ trong tương quan với cầu thang máy thì việc xem xét vị trí tương đối của nó so với thang máy là rất quan trọng.

Thông thường, những căn hộ ở dãy nhà đối diện với thang máy sẽ nhận được nhiều năng lượng và được phong thủy xem là những căn hộ tốt. Tuy nhiên, nếu cửa căn hộ đối trực diện với cửa thang máy ở một khoảng cách gần sẽ xảy ra hiện tượng xung đối giữa các dòng khí. Điều này được quan niệm rằng sẽ khiến gia chủ dễ gặp những chuyện thị phi.

Trong trường hợp này, nên treo trước cửa căn hộ một quả cầu thủy tinh vát cạnh sẽ giúp hóa giải xung đối và góp phần điều tiết các dòng khí vào nhà. Ngoài ra, việc bố cục nội thất trong căn hộ một cách có tính toán giúp phân tán dòng năng lượng mạnh cũng sẽ giúp khắc phục vấn đề này. Việc này tùy vào đặc thù bên trong căn hộ.
Đọc tiếp…

Nhiều dự án bất động sản tăng tốc "lội ngược dòng"

16:02 |
Cuối năm, thị trường BĐS sôi động hơn bởi nhiều chủ dự án dồn sức hoàn thành dự án và mở bán đáp ứng nhu cầu thực.
Những năm qua, sự đào thải tự nhiên của thị trường địa ốc cũng dần hiện rõ, những doanh nghiệp đầu tư theo kiểu ăn xổi, “tay không bắt giặc”, thiếu kinh nghiệm, tài chính đã dần phải rút lui khỏi cuộc chơi.
Bên cạnh đó, nhiều DN có đủ tiềm lực tài chính, kinh nghiệm đã chủ động đẩy nhanh tiến độ thị công, đảm bảo tiến độ dự án đề ra mặc dù cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn.
Đã có thời điểm một số dự án cũng đã phải tạm dừng triển khai do thiếu vốn, tuy nhiên, cùng với những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, chính sách kích cầu của Chỉnh phủ, nhiều chủ dự án đã tìm ra mô hình liên kết các bên cùng thực hiện dự án.
Do vậy, có nhiều dự án với chính sách bán hàng linh hoạt, giảm giá, ưu đãi hút khách đã tạo được dòng tiền, lội ngược dòng để đảm bảo tiến độ theo đúng cam kết với khách hàng.
Đối với dự án thuộc phân khúc cao cấp, trong khi Vingroup chi hàng trăm tỷ đồng để hoàn thiện hạ tầng tại Times City và Royal City thì Tân Hoàng Minh cũng chính thức phát lễ khởi công dự án Hoàng Cầu, chính thức tiếp nhận đăng ký mua căn hộ. Căn hộ cao cấp Mandarin Garden bắt đầu bàn giao căn hộ.
Bất động sản khó khăn, nhiều dự án vẫn tăng tốc “lội ngược dòng” (1)
Khoảng 6000 căn hộ tại Royal City và Times City hoàn thành 2013
Ở phân khúc trung, cao cấp, Tập đoàn Nam Cường cũng quyết định chi hàng trăm tỷ để hoàn thiện các toà chung cư tại CT Cổ Nhuế và Dương Nội,…Đến nay Nam Cường chuẩn bị khách thành 16 tòa chung cư, hiện có khoảng 2500 căn hộ tại Dương Nội đã được bàn giao cho khách hàng, sắp tới đợt bàn giao thứ 3 khoảng 1000 căn tại Dương Nội và Cổ Nhuế tiếp tục được giao nhà…và hàng loạt dự án khác tiếp tục hoàn thiện hoặc tăng tốc xây thô để có thể khẳng định sức mạnh tài chính của mình trước sự do dự của khách hàng về thời điểm kết thúc dự án.
Bất động sản khó khăn, nhiều dự án vẫn tăng tốc “lội ngược dòng” (2)
Khu đô thị Dương Nội đã đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân đã về sinh sống
Còn ở phân khúc dành cho người có nhu cầu thực với giá bán hợp lý, chủ đầu tư Sails Tower (Xa La – Hà Đông) đã bàn giao tòa A cho khách từ giữa năm nay, tòa B đang được gấp rút thi công để kịp bàn giao  nhà vào tháng 11/2013, sớm hơn 01 tháng so với tiến độ dự kiến.
Từng gặp nhiều sóng gió, dự án CT2A Tân Tây Đô (Hoài Đức – Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát là chủ đầu tư đã thực sự hồi sinh và đang từng bước lội ngược dòng.
Nếu so với thời điểm cách đây 1 tháng, nhiều người ắt sẽ giật mình vì tiến độ dự án đang được tăng tốc. Hiện dự án đang gấp rút hoàn thiện nội thất để kịp bàn giao nhà cho khách vào tháng 3 năm 2014. 
Bất động sản khó khăn, nhiều dự án vẫn tăng tốc “lội ngược dòng” (3)
Chủ dự án CT2A Tân Tây Đô dồn sức hoàn thiện dự án
Bất động sản khó khăn, nhiều dự án vẫn tăng tốc “lội ngược dòng” (4)
Trái ngược với tình trạng ảm đạm của thị trường xây dựng 2 năm qua, đến nay, ở nhiều dự án công trường đã tấp nập hơn, công nhân làm việc cả 3 ca để đảm bảo tiến độ đề ra. Để hướng tới người mua thực, rất nhiều chủ dự án đã đưa ra giải pháp tài chính linh hoạt, kết với với ngân hàng cho vay lãi suất thấp như MB Bank cho vay 8%/năm 6 tháng đầu tại dự án CT2A Tân Tây Đô, chủ đầu tư thì tặng 3 lượng vàng cho người mua. Căn hộ dự án này tiếp tục được chào bán vào đầu tháng 11 tới.
Dự kiến trong năm 2013 Hà Nội sẽ có khoảng 21000 căn hộ hoàn thiện tăng gấp hơn 2 lần so với năm ngoái. Trong đó, Royal City và Times City (6000 căn), 16 chung cư của Nam Cường (3500 căn), Mandarin Garden (1000 căn), Mulberry Lane (1.500 căn), Nam Đô Complex (1.000 căn), Hyundai Hillstate (928 căn)...
Phạm An
Theo Trí Thức Trẻ
Đọc tiếp…

Căn hộ dưới 2 tỷ khuấy động thị trường Hà Nội

09:00 |
Thị trường BĐS Hà Nội ấm dần lên nhờ người mua ở thực, loại căn hộ diện tích 70-80m2 có giá trị dưới 2 tỷ đồng đang được giao dịch nhiều nhất, thậm chí khan hàng.
Những dự án chung cư nằm ở khu vực xung quanh vành đai 3, đảm bảo được tiến độ thi công tốt đang là sản phẩm được người mua săn lùng, thậm chí cả “dân buôn” cũng tham gia cuộc chơi này. Đã có những dự án xuất hiện “tiền trong, tiền ngoài”.
Số lượng dự án sắp hoàn thiện, và đi vào hoạt động trên thị trường hiện này khá nhiều. Do vậy, nguồn cung căn hộ ở dạng này đang tăng mạnh trong thời gian gần đây. Rất nhiều dự án sắp bàn giao nhà cho khách hàng.
Theo CBRE, trong 9 tháng đầu năm 2013 nguồn cung căn hộ hoàn thiện mới tăng gấp 2 lần so với năm ngoái, riêng quý 3 tăng 150% so với quý trước. Loại căn hộ phân khúc bình dân xung quanh 1 tỷ đồng mỗi căn vẫn là phân khúc được giao dịch mạnh nhất.
Theo kết quả chào bán trong tháng 10 của sàn giao dịch BĐS Vicland từ 3 dự án chung cư thuộc phân khúc này là CT1B Tân Tây Đô, Nam Xa La và CT12 Văn Phú, có khoảng 90 căn đã được bán thành công. Các căn hộ có diện tích từ 70m2 cho đến gần 130m2, giá bán từ 10-13 triệu đồng/m2.
Bên cạnh sản phẩm bình dân, người mua nhà ở thực đang săn mạnh loại căn hộ thuộc phân khúc trung cao cấp, thường là những loại căn hộ diện tích từ 70-100m2 thuộc các dự án đang xây dựng tốt quanh khu vực Cầu Giấy, Mỹ Đình.
Vì thế, khá nhiều sản phẩm còn tồn đọng từ chủ đầu tư thời gian qua đã tạo được thanh khoản cho thị trường. Căn hộ dự án CT2 Trung Văn mới tung hàng khoảng trên 200 căn hộ ra thị trường với mức giá trung bình khoảng 20,5-21 triệu đồng/m2, đang bán khá tốt. Theo đại diện đơn vị phân phối, trong 160 căn hộ mà sàn BĐS Nhadat24h nhận phân phối, số lượng căn hộ diện tích dưới 100m2 gần như đã bán hết.
Nhiều dự án khác cũng đang được khách hàng “săn lùng”, giao dịch như CT3 Cổ Nhuế, CT2 Cổ Nhuế, Golden Palace Mễ Trì,...đa phần các dự án này  nằm trong khu vực hạ tầng kỹ thuật, xã hội đã phát triển ổn định, các tiện ích, dịch vụ cũng đã sẵn có nên được người mua quan tâm.
Trong khi những dự án sắp hoàn thiện, nguồn cung căn hộ diện tích nhỏ gần như khan hàng thì những dự án mới triển khai, hoặc đang mới xây dựng xong phần móng lại được tung bán ồ ạt để tranh thủ “hút khách”. Trong đó, dự án Skyview Trần Thái Tông (Cầu Giấy) có giá bán khoảng 24 triệu đồng/m2, hiện đang xây hầm, trong đợt chuẩn bị mở bán này số lượng chào bán khoảng 66 căn.
Hay như, Đất Xanh Miền Bắc vừa công bố phân phối dự án “mới toanh” tại khu vực Trung Hòa Nhân Chính, Golden West  với giá bán dao động từ 22 – 24 triệu đồng/m2, tuy nhiên, dự án này mới đang thi công phần cọc móng. Tổng số căn hộ 600 căn diện tích từ 75m2 đến 107m2.
Văn Phú Invest cũng đang rục rịch mở bán 200 căn hộ còn lại thuộc dự án Văn Phú Victoria (khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông), giá bán 15 triệu đồng/m2 (gồm VAT + 2% phí bảo trì, hoàn thiện nội thất cơ bản).
Tính thanh khoản tốt thuộc phân khúc căn hộ dưới 2 tỷ đồng đang góp phần làm giảm hàng tồn kho cho thị trường địa ốc. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, chỉ trong tháng 9/2013 giá trị hàng tồn BĐS giảm 4.206 tỷ đồng còn gần 102.000 tỷ đồng, trong khi tháng 8/2013 giá trị hàng tồn BĐS giảm khoảng 1400 tỷ. Tỉnh tổng giá trị hàng tồn kho trong quý 3 năm 2013 giảm được hơn 26.600 tỷ đồng, trong khi so với thời điểm tháng 3/2013 giá trị hàng tồn vẫn ở mức 128.549 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, hàng tồn ở các dự án đang và sắp hoàn thiện được bán khá tốt.
Kiều Thuật
Theo Trí Thức Trẻ
Đọc tiếp…

Những vụ kiện cáo "cười ra nước mắt" của dân chung cư

08:36 |
Dự án chậm tiến độ kéo dài, thậm chí dừng thi công... khiến người mua nhà bức xúc phải khiếu nại, kiện cáo. Và không ít những lần khách hàng đi khiếu nại đã phải "cười ra nước mắt".
Phản đối chủ đầu tư, nhiều cư dân Đại Thanh bị đánh phải nhập viện 
Sáng 26/10/2013, hàng trăm khách mua nhà tại Khu đô thị Đại Thanh ở Cầu Tó (Thanh Trì, Hà Nội) đã mang băng-rôn, khẩu hiệu tập trung trước Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh (Linh Đàm, Hà Nội) để yêu cầu chủ đầu tư dự án là Doanh nghiệp Tư nhân Số 1 Lai Châu do ông Lê Thanh Thản làm Tổng giám đốc đối thoại và làm rõ những thắc mắc của khách hàng liên quan đến diện tích, thuế VAT cũng như các loại phí vô lý... 
Tuy nhiên, bất chấp lời đề nghị, phía chủ đầu tư khu đô thị Đại Thanh không có bất cứ động thái nào trả lời các thắc mắc của của cư dân và khách hàng. Mặc dù, sàn Mường Thanh vẫn mở cửa nhưng không có cư dân nào được vào trong để gặp chủ đầu tư.
Không những thế, hàng trăm cư dan và khách hàng Đại Thanh bị một nhóm người lạ được cho là bảo vệ của sàn Mường Thanh ngang nhiên thu hồi máy ảnh, camera, ngăn cấm không cho bất cứ ai quay phim chụp ảnh. Những ai quay camera đều bị nhóm người này đề nghị xóa bỏ hoặc tự ý giật máy ảnh, thu thẻ nhớ. Kinh hoàng hơn, nhóm người lạ này còn xua chó ra cắn, xịt hơi cay, xịt sơn vào phía cư dân, thậm chí có khách hàng hàng của Đại Thanh bị đánh.
Đi đòi nhà, khách hàng Petroland bị nhốt
Đây là chuyện hy hữu xảy ra với khách hàng mua căn hộ Mỹ Phú hồi tháng 8. Dự án Mỹ Phú do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Mỹ Phú làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) bán căn hộ từ năm 2010. Theo hợp đồng, thời hạn bàn giao căn hộ là tháng 6/2012 (được cộng trừ 3 tháng). Tuy nhiên, đến tháng 7/2013 dự án vẫn không nhúc nhích.
Bức xúc vì đã đóng từ 800 triệu đến 1,4 tỷ đồng (tương đương 70% giá trị căn hộ) nhưng chưa được giao nhà, sáng 1/8/2013 hàng chục khách hàng kéo đến tòa tháp Petro Tower yêu cầu doanh nghiệp làm rõ tình trạng của dự án. Tuy nhiên, khi họ vào bên trong cao ốc này thì thang máy bị khóa. Lãnh đạo doanh nghiệp bận họp nên khách phải chờ ở sảnh thang máy đến tận trưa.
Một khách hàng bị kẹt lại sảnh thang máy tầng 7 tòa nhà cho biết, bà kiểm tra thang bộ dành cho thoát hiểm bị khóa, thang máy mất điện. Mọi người đập cửa văn phòng của Công ty hạ tầng và đô thị dầu khí thì nhân viên làm ngơ.
Keangnam cắt điều hòa, thang máy, tháo đèn để "dằn mặt" cư dân
Do nhiều cư dân Keangnam không chịu đóng phí dịch vụ, chủ đầu tư tòa nhà đã hạn chế thẻ sử dụng thang máy của 370 hộ dân. Ngay sau khi bị cắt một số dịch vụ, chiều 3/12/2013, hàng trăm cư dân Keangnam (Phạm Hùng- Hà Nội) đã tụ tập phản đối chủ đầu tư. 
Hàng loạt biểu ngữ “Phản đối Keangnam thu phí cao, dịch vụ thấp”, “Hãy trả lại thang máy cho cư dân", "Dịch vụ thấp, giá trên trời"... được người dân dán rải rác từ sảnh ngoài đến tận trong 2 tòa tháp A, B. Thậm chí cư dân tại đây còn mang cả loa phát thanh để kêu gọi người dân phản đối mức phí khủng. 
Một số cư dân mang nước uống và trải chiếu xuống tận phòng ban quản lý để "ngủ nhờ" nếu không cấp quyền ra vào thang máy. Thậm chí một số người còn mang cả bếp lò cùng than tổ ong để đốt đặt ngay tại sảnh ra vào của tháp A và B. 
Hy hữu chuyện khách hàng 'tố nhầm' Cengroup 
Sáng ngày 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dự án Chung cư Binh đoàn 12 (Từ Liêm, Hà Nội) đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty BĐS Thế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 3 năm trước. 
Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Tổng Giám đốc của CenGroup cho biết, CenGroup không liên quan gì đến sự việc trên. Nhiều khách hàng đã "nhầm lẫn" giữa Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenGroup) với Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Thế Kỷ, dẫn đến việc tụ tập, bao vây trụ sở của Cen Group.
Theo ông Hưng, Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế kỷ cũng không phải là thành viên của CenGroup. Mặc dù 2 công ty có tên tương tự nhau là "bất động sản Thế kỷ", nhưng là hai pháp nhân hoàn toàn khác nhau.
Lan Anh (Tổng hợp) - Theo Trí Thức Trẻ
Đọc tiếp…

Hơn 100 dự án nhà xã hội sẽ được xây dựng

15:36 |
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Quốc hội, hiện đã có 54 dự án nhà ở thương mại xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội. Ngoài ra, có 84 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng.
Nhiều Tổng lớn tham gia nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Quốc hội, tính đến nay, trên toàn quốc đã có 84 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng (kể cả các dự án đang hoàn thiện thủ tục và các dự án đã động thổ, khởi công) với quy mô xây dựng khoảng 51.895 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng; 39 dự án dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đang triển khai thực hiện, quy mô xây dựng trên 26.837 căn hộ, tổng mức đầu tư trên 6.800 tỷ đồng.
Trong đó, Tổng công ty Becamex IDC thực hiện Đề án nhà ở xã hội tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015, gồm 37 dự án với tổng mức đầu tư 10.830 tỷ đồng, quy mô 64.000 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 2,7 triệu m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho trên 125.000 người, hiện đã hoàn thành 4.700 căn.

Tổng công ty IDICO - Bộ Xây dựng triển khai Dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai với tổng mức đầu tư 758 tỷ đồng, quy mô gần 3.500 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 170.000 m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho hơn 8.000 công nhân; mục tiêu đến năm 2020 dự kiến đầu tư khoảng 20.000 căn hộ.

Yêu cầu công bố thông tin chi tiết về các dự án nhà ở xã hội

Tổng công ty HUD đã triển khai Dự án Khu nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm với tổng mức đầu tư 710 tỷ đồng, quy mô trên 1.000 căn hộ, diện tích xây dựng hơn 75.815 m2 sàn; đang nghiên cứu triển khai các dự án nhà ở xã hội tại các dự án khu đô thị: Nam Linh Đàm, Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Nam An Khánh mở rộng khu 3, Giang Biên, Tân Lập, Kiến Hưng, Đại Áng… với mục tiêu giai đoạn 2013-2015 xây dựng trên 4.950 căn hộ và giai đoạn 2016-2020 xây dựng trên 20.000 căn hộ nhà ở xã hội.

Tổng công ty Viglacera đã triển khai Dự án Khu nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội với tổng mức đầu tư 436 tỷ đồng, quy mô 1.139 căn hộ, diện tích sàn xây dựng khoảng 84.000 m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho khoảng 4.000 người, dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao nhà từ Quý I năm 2014.

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay đã có 15 dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng mới, trong đó thành phố Hà Nội khởi công 06 dự án, thành phố Đà Nẵng 03 dự án...). Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà ở xã hội đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai trong thời gian tới.

Tính đến nay đã có 56 chủ đầu tư dự án đăng ký xin chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, với quy mô 34.533 căn hộ (trong đó thành phố Hà Nội đã có 21 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 11.408 căn với tổng mức đầu tư khoảng hơn 9.000 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh đã có 24 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 14.800 căn với tổng mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng). Đến nay, đã có 22 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ, với số lượng căn hộ ban đầu là 5.917 căn hộ xin điều chỉnh thành 8.318 căn hộ. Tuy nhiên, việc cho phép chuyển đổi dự án và điều chỉnh cơ cấu căn hộ đạt tiến độ chậm, tại Hà Nội mới có 15 dự án được chấp thuận chủ trương và 3 dự án có quyết định chính thức, riêng Thành phố Hồ Chí Minh mới có 01 dự án được chính thức chuyển đổi.

Gói tín dụng giải ngân chậm

Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã có các văn bản chấp thuận cho 6 doanh nghiệp vay vốn với tổng số vốn vay dự kiến là 860,5 tỷ đồng, đã giải ngân cho 02 doanh nghiệp với số tiền là 54,798 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đã cam kết cho vay 619 khách hàng cá nhân với số tiền là 203,049 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân cho 590 khách hàng với dư nợ 142,47 tỷ đồng. Hiện các Ngân hàng đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay và đang tiến hành thẩm định để cho vay.

Đến nay đã cơ bản xác định nhu cầu về nhà ở xã hội của các địa phương. Các cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội được các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp và người dân rất quan tâm, ủng hộ. Hàng loạt các dự án phát triển nhà ở xã hội được triển khai thời gian qua không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới người nghèo, tạo điều kiện để người nghèo có nhà ở, mà còn góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã chủ động điều chỉnh chiến lược kinh doanh như: chuyển mạnh sang phát triển nhà ở xã hội; chia nhỏ căn hộ, sử dụng vật liệu hoàn thiện trong nước để giảm giá thành; bán hạ giá để cắt lỗ; hỗ trợ cho người mua nhà bằng nhiều hình thức như hỗ trợ vay ngân hàng, khuyến mại. Thị trường bất động sản đã hướng tới bộ phận đa số người mua, cung cấp các hàng hóa phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán của thị trường.

Theo Anh Đào
VnMedia
Đọc tiếp…

Cô gái chết bí ẩn trong thang máy

09:05 |

Mặc dù không có tiền sử sử dụng ma túy hay rượu nhưng hành động của Elisa trong thang máy khiến nhiều người lầm tưởng cô đang bị say và nói chuyện với người tàng hình nào đó.

Nạn nhân Elisa Lam 
Có những sự việc đáng sợ và kỳ lạ xảy ra mà mãi mãi trở thành điều bí ẩn, ám ảnh con người ta trong nhiều năm liền, trong đó, phải kể tới trường hợp của cô sinh viên 21 tuổi Elisa Lam, người Canada.

Tháng 2/2013, cô sinh viên sống tại Vancouver, Canada được tìm thấy trong tình trạng tử vong trong bể chứa nước trên tầng thượng của Khách sạn Cecil tại Los Angeles, Mỹ. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, cô gái trẻ tử vong do chết đuối và không có bất cứ dấu hiệu nào của ma túy hay rượu trên cơ thể. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu tâm trong cái chết đột ngột này, đó là đoạn video quay lại trong thang máy trước lúc Elisa mất mạng chỉ vài phút.

Đoạn video quay lại hành động kỳ lạ của Elisa trong thang máy

Đoạn video dài 4 phút cho thấy, Elisa ấn vào tất cả các nút trên bảng điện tử thang máy và chờ từng tầng một. Tuy nhiên, cửa thang mái không đóng lại và bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Elisa nhìn xung quanh như thể đang chờ đón hoặc trốn tránh một ai đó. Vào thời điểm 1'57'', cánh tay và bàn tay của Elisa bắt đầu hành động rất khác lạ, giống như đang nói chuyện với một ai đó. Sau đó, cô bỏ đi, thang máy mới đóng lại và hoạt động trở lại.

Ngay sau khi xuất hiện tại thang máy, Elisa  đi lên tầng thượng của khách sạn, leo vào bể chứa nước và bằng cách nào đó đã kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình trong đó. 2 tuần sau khi tử vong, thi thể của Elisa mới được tìm thấy sau khi khách hàng phàn nàn về mùi vị và màu sắc lạ của nước.

Trong khi nhiều người cho rằng biểu hiện của Elisa lúc ở trong thang máy giống như người sử dụng ma túy thì trên thực tế, cô không có tiền sử sử dụng chất kích thích. Hơn thế, xét nghiệm tử thi cũng cho thấy không có ma túy trong cơ thể. Vì vậy, cái chết bất ngờ và khó hiểu của Elisa qua nhiều tháng nay vẫn trở thành một bí ẩn đối với các nhà điều tra.

Xét về khía cạnh tâm linh, khách sạn Cecil từng xảy ra những vụ việc kỳ bí và đáng sợ kể từ ngày xây dựng cho tới nay. Được xây vào những năm 1920, khách sạn Cecil nổi danh bởi cấu trúc xây dựng sang trọng, giá thành rẻ, chất lượng phục vụ tốt. Nhưng danh tiếng không lâu sau đã trở thành tai tiếng khi tại đây, ngày một xảy ra nhiều vụ tử tự và giết người.
Đọc tiếp…

Bị cảnh sát truy lùng vì sex trong thang máy

11:12 |
Được biết, cặp đôi này đã tranh thủ làm "chuyện ấy" trong thang máy ở Shrewbury, Shropshire nước Anh chỉ cách mọi người đứng ngoài vài mét. Cảnh sát cũng đã phát tán những hình ảnh từ camera tàu điện về hình ảnh cặp đôi này để dễ dàng cho việc truy tìm.

Cảnh sát đang truy lùng ráo riết. Ảnh minh họa.
Một cảnh sát cho hay:”Cặp đôi này đã đi vào thang máy nối với đường chính của ga tàu và các cửa bán vé. Họ đã ở trong đó hơn mười phút và thản nhiên "sex" trong khi đó đang là giờ cao điểm và bất cứ hành khách nào cũng có thể vào thang lúc đó. Chúng tôi đang đăng tải thông tin và tìm kiếm tích cực cặp đôi này để tra hỏi về hành vi của họ. Nếu bạn có thấy bất cứ ai trong số hai người hoặc có thông tin gì giúp ích cho việc điều tra, hãy liên lạc ngay với chúng tôi”.
Cảnh sát truy lùng ráo riết cặp đôi "mây mưa" trong thang máy
Vụ việc diễn ra ở ga tàu Shrewsbury

Hành khách Sean Wilson, 22 tuổi cho biết :”Bạn của tôi thấy họ đi thẳng vào thang máy và khi cánh cửa đóng lại là hàng loạt những tiếng rên và tiếng gào. Chắc là các hành khách phải shock lắm. May là lúc đấy không ai mở thang máy. Những hành khách đứng nghe thấy những tiếng rên chắc chỉ biết đứng bàng hoàng”.
Đọc tiếp…

Chất lượng sống được đặt lên hàng đầu khi chọn mua chung cư

10:50 |
Bên cạnh những băn khoăn về tính pháp lý, độ an toàn của dòng tiền góp vốn cho dự án, hay thời gian sở hữu chung cư (được nêu trong Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi), người mua nhà phải cân nhắc những yếu tố tạo nên chất lượng cuộc sống tốt nhất.
Nếu chọn căn hộ ở tầng thấp (từ tầng 1 đến tầng 5), chủ sở hữu có khả năng phải hứng chịu tiếng ồn, khí thải đô thị trừ khi… đóng cửa sổ cả ngày. Nếu chọn quá cao, việc ra vào nơi sinh sống sẽ bất tiện do không phải chung cư nào cũng có hệ thống thang máy, điện dự phòng tốt nhất.
Tầng cao... giá cao
Mặc dù thị trường BĐS căn hộ chung cư đã phát triển rất mạnh trong vài năm qua, nhưng vẫn chưa có tiêu chuẩn quy định từ tầng bao nhiêu thì được coi là cao. Xét riêng ở địa bàn Hà Nội, độ cao chung cư cũng rất đa dạng. Những chung cư xen lẫn trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm (quận Hoàn Kiếm, Ba Đình), cơ bản có độ cao dao động 15-20 tầng.
Mở rộng ra quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Hoàng Mai, huyện Từ Liêm chung cư xuất hiện nhiều hơn với dạng chung cư cao cấp (như KeangNam Landmark, cao ngót 80 tầng, GoldenWestlake, Royal City…), xen lẫn loại trung cấp như The Manor, SkyCity, TimesCity, Sakura, Hapulico, Tây Hà Tower, Bắc Hà, Geleximco và chung cư mini do nhiều tư nhân hộ gia đình tự xây để bán, cho thuê, có độ cao công trình phổ biến từ 9 tầng tới 30 tầng.
Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, các sản phẩm nhà chung cư thương mại, nhà ở giá rẻ hay cao cấp đều có quy tắc "bất thành văn": căn hộ ở tầng càng cao, giá sẽ càng cao so với những căn thấp trong một tòa nhà (giá dịch vụ vẫn ngang nhau). Đồng thời, theo kinh nghiệm sinh sống lâu năm trong các tòa chung cư của nhiều người, từ tầng 12 trở lên được coi là cao, từ tầng 7-11 là trung bình, tầng 3 - 6 là thấp (các tổ hợp chung cư xen lẫn văn phòng, trung tâm thương mại có tầng hầm để xe, tầng 1-3 dành cho dịch vụ).
Những chung cư cao tầng có tiện ích hạ tầng kỹ thuật tốt nhất sẽ là lựa chọn tối ưu của người mua nhà
Sở dĩ có xu hướng lựa chọn tầng cao, nhà chung cư còn ở các ưu điểm: độ ồn thấp (ngủ ngon, yên tĩnh); ít bị ảnh hưởng bởi mùi, khói xe, khí thải đô thị (tầng càng cao thì càng ít bụi – giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp); những chung cư gần sông bẩn, bãi rác tập trung, càng lên cao càng trong lành; tầm view ở tầng cao xa hơn và đẹp hơn; không có nỗi lo ngại cho sức khỏe của trẻ nhỏ, người cao tuổi vì ít ruồi muỗi; sóng điện thoại tốt hơn tầng thấp; thời gian bắt thang máy xuống tầng 1 cũng không lâu hơn tầng thấp (nếu thời điểm bấm thang máy là lúc thang đang ở tầng 1 và tầng trên cũng bấm, thang máy sẽ phải chạy lên tầng cao nhất rồi mới xuống…). Đây là các yếu tố thuyết phục người mua lựa chọn căn hộ chung cư tầng cao.
Chọn tầng trung bình an toàn
Các căn hộ ở độ cao trung bình đến thấp (từ tầng 3-11) lọt vào tầm ngắm của những khách hàng muốn đảm bảo tối đa sự an toàn cho bản thân và gia đình trước yếu tố hỏa hoạn. Được biết, đa phần những cư dân sinh sống ở các tầng này tại nhiều chung cư dân sinh đều đưa ra lý do: hệ thống PCCC hiện mới chỉ hoạt động tối đa ở tầng 14 (độ vươn cao của thang chữa cháy), nên trường hợp hỏa hoạn xảy ra ở các tầng 14 trở lên sẽ khó lòng xử lý an toàn.
Những tranh chấp bất đồng giữa các cư dân của tòa nhà chung cư (đặc biệt ở các chung cư cao cấp như KeangNam) liên quan tới các tiện ích như thang máy, PCCC, cửa thoát hiểm hay hệ thống cấp điện dự phòng… đã hướng lựa chọn của nhiều người tới các căn hộ ở tầng thấp. Những vụ mất điện bất thình lình khiến thang máy treo lơ lửng ở tầng cao (như từng xảy ra như cơm bữa ở tòa chung cư hỗn hợp M3-M4 Nguyễn Chí Thanh) là minh chứng cho điều này.
Theo đó, ngoại trừ trường hợp đang ở trong thang máy, nếu chủ hộ ở tầng từ 3-7, việc đi thang bộ để ra khỏi tòa nhà là hoàn toàn khả thi.
Bên cạnh đó, tầng thấp cũng là sự lựa chọn cho những hộ gia đình cho nhu cầu kinh doanh. Từ tầng 3 đến tầng 6 được rất nhiều người mua săn tìm để tiện cho việc bán các mặt hàng thủ công (đan, thêu, bán hàng quần áo qua mạng Internet…). Ngoài khả năng tận dụng độ cao để gặp gỡ, trao đổi với khách hàng kinh doanh, những hộ ở tầng thấp sẽ hưởng lợi thế về vấn đề tiện dụng, sinh hoạt cộng đồng. Tầng dưới đi lại thuận tiện, kết hợp thể dục đi bộ vài tầng cũng là điều đáng lưu tâm trong không gian đô thị ngày càng bị bó hẹp.
Theo một thống kê mới đây của các nước phát triển, trẻ em ở các căn hộ từ tầng 5 trở xuống thông minh, nhanh nhẹn, có phản xạ tốt hơn về thế giới xung quanh, giao tiếp do thường xuyên được sử dụng các không gian sinh hoạt cộng đồng ở sân chơi phía dưới. Từ tầng 10 trở lên, phản xạ nhanh nhạy với sự vật hiện tượng kém hơn.
Thêm nữa, trong trường hợp người trong gia đình gặp vấn đề khẩn cấp về sức khỏe, việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (đơn giản là đưa người bệnh ra xe cấp cứu) sẽ tối ưu với các hộ ở tầng thấp.
Song Hà (Thời báo kinh doanh)
Đọc tiếp…

Giám đốc công ty thang máy ôm tiền của khách hàng bỏ trốn

14:07 |

 Nhận hàng trăm triệu đồng của một đơn vị quân đội để cung cấp và lắp đặt thang máy nhưng đối tượng không thực hiện hợp đồng rồi ôm tiền bỏ trốn.

Ngày 22/10, Công an TP Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ đối tượng Phạm Văn Định (SN 1976, quê huyện Hoài Nhơn, Bình Định; trú phường Vĩnh Trung, Thanh Khê, Đà Nẵng) về hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
 Đối tượng Phạm Văn Định
Theo thông tin, Định lập công ty chuyên cung cấp lắp đặt thang máy cho các đơn vị trên địa bàn Đà Nẵng. Tháng 5/2012, Định ký hợp đồng với Cục hậu cần (Quân khu 5) để cung cấp, lắp đặt thang máy cho các đơn vị quân khu với số tiền gần 250 triệu đồng.
Khi đã rút được số tiền trên, Định đã nhiều lần tìm cách trì hoãn và không thực hiện đúng nội dung đã cam kết trong hợp đồng và trốn khỏi địa phương.
Ngày 11/9/2013, Cơ quan điều tra hình sự khu vực 1 (QK5) đã ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với Định. Sau khi phối hợp với Phòng Cảnh sát truy nã Công an TP Đà Nẵng, ngày 19/10, Định đã bị bắt tại khu vực tổ 38C (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Thông tin cho biết, đối tượng Phạm Văn Định đã bị nhiều đơn vị gởi đơn đến các cơ quan chức năng tố cáo về hành vi lừa đảo hàng tỉ đồng cũng với hình thức nhận tiền lắp đặt thang máy nhưng không thực hiện và ôm tiền bỏ trốn.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng liên quan điều tra mở rộng.
Công Bính - Dantri.com
Đọc tiếp…

Người mua nhà ‘phong tỏa’ thang máy trụ sở vì chủ đầu tư thất hứa

11:31 |

Sáng 22.10, khá đông khách hàng mua căn hộ Mỹ Phú, quận 7 (TP.HCM) lại kéo đến “vây hãm” cao ốc Petroland Tower ở số 12 Tân Trào, quận 7 đòi chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) phải thực hiện đúng cam kết giao nhà sau nhiều lần thất hứa.

Hệ thống thang máy đã bị khách mua nhà "phong tỏa" - Ảnh: Trung Hiếu
Từ sáng sớm, nhiều khách hàng đã tập trung trước sảnh của cao ốc Petroland Tower phản đối việc chủ đầu tư dù đã thu tiền của khách hàng nhưng quá hạn hơn một năm không giao nhà.
Khác với những lần trước, lần này khách hàng đã “phong tỏa” luôn thang máy của tòa nhà. Một số người đã lấy thùng giấy che luôn “mắt thần” của thang máy khiến thang không thể hoạt động được.
Sự việc diễn ra giữa giờ làm việc khiến nhiều nhân viên và khách hàng đến làm việc tại cao ốc buộc phải lên xuống bằng thang bộ.
Trước tình hình này, đại diện chính quyền và Công an phường Tân Phú, quận 7 đã có mặt để giữ trật tự và đề nghị khách hàng nên đưa vụ việc ra tòa án giải quyết nhưng không được khách hàng chấp nhận.

Bị che "mắt thần" nên thang máy không thể hoạt động được - Ảnh: Trung Hiếu
Ông Vũ Khắc Hảo, đại diện khách hàng mua nhà cho hay sau nhiều lần dự án trì trệ vì thiếu vốn, ngày 25.9 mới đây, đại diện khách hàng và chủ đầu tư đã có buổi họp đưa ra phương án kêu gọi ngân hàng tham gia để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Cụ thể, Ngân hàng Việt Á sẽ cho chủ đầu tư vay 30 tỉ đồng để hoàn thành dự án. Đổi lại, ngân hàng này sẽ tìm nhà thầu khác thay thế và đứng ra thu 30% số tiền căn hộ mà khách hàng đóng theo tiến độ.
“Buổi họp hôm đó có cả đại diện chính quyền địa phương. Chủ đầu tư cũng đã đồng ý với phương án này nhưng từ đó đến nay họ không hề thực hiện. Thậm chí nhiều lần chúng tôi cố gắng liên lạc với người đứng đầu công ty cũng không được”, ông Hảo nói.
Lý do chủ đầu tư không đồng ý với phương án trên, theo một khách hàng, là do Petroland muốn kêu gọi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào thay thế Ngân hàng Việt Á.

Bánh mì, nước suối được tiếp ứng - Ảnh: Trung Hiếu
“Mới đây, Petroland cũng có văn bản đề nghị khách hàng nộp tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chúng tôi cho rằng phương án này không khả thi. Chưa kể chủ đầu tư đã nhiều lần thất hứa nên khách hàng không tin tưởng phương án mà chủ đầu tư đưa ra”, ông này nói.
Theo ghi nhân của PV Thanh Niên Online, đến chiều 22.10, khách mua nhà đã kéo lên tầng 8 của cao ốc và tập trung trước cửa phòng Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Petroland để tạo áp lực. Tuy nhiên, lúc này cả hai người đứng đầu công ty đều không có mặt.
Được biết, dự án chung cư Mỹ Phú do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Mỹ Phú (công ty con của Petroland) làm chủ đầu tư, đến nay đã quá thời hạn giao nhà hơn một năm nhưng chủ đầu tư chưa bàn giao cho khách hàng. Khách hàng cũng đã nhiều lần “vây hãm” trước trụ sở Petroland đòi giao nhà đúng tiến độ.
Đình Quân - Thanhnien.com.vn
Đọc tiếp…

Vay mua nhà gói 30.000 tỷ đồng vẫn ế

15:58 |
Nhu cầu vay tiền mua nhà ưu đãi hiện vô cùng lớn, doanh nghiệp cũng khát vốn triển khai dự án nhưng thủ tục giải ngân ngặt nghèo khiến 4 tháng trôi qua các ngân hàng mới tiêu chưa đầy 1% ngân quỹ.

Chị Thanh, quận 3, TP HCM chia sẻ, vì đã "nhắm" được một căn hộ khá ưng ý của một dự án tại quận Bình Tân (dưới 70m2, dưới 15 triệu đồng một m2) nên chị quyết định đi gõ cửa các ngân hàng để hỏi vay gói 30.000 tỷ đồng với hy vọng sẽ tiếp cận được vốn ưu đãi.

Tìm đến BIDV, Vietcombank rồi Vietinbank, chị được các nhân viên ở đây hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục giấy tờ cần thiết. Trong đó, quan trọng là giấy xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng chưa có nhà ở thì ngân hàng mới xem xét.

Chị tìm đến phường nơi đang cư trú nhờ xác nhận thì bị từ chối với lý do "phường làm sao biết chị đã có nhà ở địa phương khác hay chưa mà xác nhận". Chị là người đi làm ở công ty nên đã nhờ cơ quan xác nhận giúp là chưa có nhà ở. Sau đó, chị cầm tờ giấy này đến phường thì họ mới ký xác nhận cho chị là chưa có nhà ở.



Cầm tập hồ sơ trở lại ngân hàng, chị được nhân viên của các nhà băng trên xem xét và cho biết hồ sơ hợp lệ, nhưng ngân hàng còn phải thẩm định chất lượng dự án, uy tín của chủ đầu tư… mới quyết định cho vay hay không.

Sau đó vài ngày, các nhà băng này liên hệ lại với chị và cho biết, chủ đầu tư dự án trên không có độ tín nhiệm cao nên phải chờ đến khi nào dự án chính thức triển khai xây dựng thì ngân hàng mới cho vay, còn không chị phải tìm dự án khác.

"Hiện nay, các dự án đáp ứng tiêu chí của gói 30.000 tỷ không nhiều, trong khi cái mình thích thì ngân hàng lại không đồng ý giải ngân. Thấy nhiêu khê quá nên tôi đã từ bỏ luôn ý định vay gói ưu đãi này", chị Thanh chia sẻ.

Trong khi đó, chị Hà Thu, quận Bình Tân, TP HCM làm nghề tự do nên bên cạnh việc xin xác nhận chưa có nhà thì ngân hàng yêu cầu phải có giấy chứng nhận của địa phương là thuộc diện đối tượng thu nhập thấp. "Đi gõ cửa không biết bao nhiêu lần nhưng chính quyền họ không đồng ý xác nhận vì không biết căn cứ vào đâu để xem là thấp", chị Thu bộc bạch.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều hồ sơ gửi đến đều bị ngân hàng “đánh rớt” vì không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn lãi suất 6%. Nguyên nhân tập trung chủ yếu ở khâu chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ và xác nhận chưa có nhà ở.

Theo số liệu của Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước, đến 30/9, các ngân hàng mới tiếp nhận được 619 hồ sơ cá nhân với số tiền 203 tỷ đồng, trong đó chỉ có 590 khách hàng được giải ngân với tổng số tiền 142,5 tỷ đồng. Còn riêng khách hàng doanh nghiệp, các nhà băng cũng mới giải ngân được 54,8 tỷ đồng. Như vậy, sau hơn 4 tháng triển khai, các ngân hàng giải ngân chưa tới 1% tổng số tiền 30.000 tỷ đồng.

Trong số 5 ngân hàng đảm trách việc triển khai gói cho vay này thì Vietcombank có số tiền giải ngân lớn nhất, nhưng cũng chỉ xoay quanh con số 59,3 tỷ đồng. Lãnh đạo nhà băng này lý giải, sở dĩ có kết quả khiêm tốn như vậy là do có nhiều vướng mắc. Bà thừa nhận, dự án đạt chuẩn để cho vay gói 30.000 tỷ hiện nay chưa nhiều. Khâu xác nhận của địa phương về việc chưa có nhà ở gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều trường hợp được xác nhận thì cũng rất chung chung nên không đủ điều kiện để ngân hàng cho vay.

Thêm vào đó, khâu xác minh thu nhập từ địa phương theo lãnh đạo BIDV là gần như bế tắc. "Bởi quy định về người thu nhập thấp hiện giờ chưa rõ ràng. Chúng tôi đã kiến nghị lên Bộ xây dựng rồi nhưng chưa được tháo gỡ", ông nói.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh phân tích thêm về hai điểm nghẽn trong quá trình triển khai. Đầu tiên là việc thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai. Hiện nay, ngân hàng cho phép thế chấp căn hộ hình thành trong tương lai nhưng các phòng công chứng không thực hiện vì theo Luật nhà ở chỉ công chứng đối với nhà có giấy chứng nhận.

Điểm nghẽn thứ hai theo ông Minh là trong quá trình ngân hàng cho vay, tuy không đòi hỏi về thu nhập nhưng yêu cầu khách hàng vay chứng minh nguồn trả nợ. Kết quả là phần lớn các ngân hàng phản ánh cho vay trong 10 năm gây áp lực lớn cho người mua nhà, hay nói cách khác là họ không đủ khả năng trả nợ.

Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP HCM cho biết, cơ quan này đã kiến nghị lên cấp trên nhanh chóng hoàn thiện pháp lý, ban hành thông tư hướng dẫn công chứng này để ngân hàng có điều kiện nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.

Tác giả: Ngọc Tuyên
Đọc tiếp…

Phi vụ chuyển giá ngàn tỷ bậc nhất của Keangnam

15:55 |

Sau 5 năm vào Việt Nam, báo lỗ liên tục, đại gia bất động sản Hàn Quốc, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam – Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. 


Với tổng giá trị bị điều chỉnh 1.220 tỷ đồng, toàn bộ số lỗ mà Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina, 100% vốn Hàn Quốc khai báo phát sinh 2007-2011 đã hiển nhiên giảm hết. Đại gia này bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 95,2 tỷ đồng.

Dàn xếp giá nội bộ, nâng khống đầu vào

Chủ sở hữu tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark trong 5 năm qua luôn than lỗ. Tính tới năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu vận hành, với doanh thu đạt trên 5.200 tỷ đồng, công ty này vẫn báo lỗ 140 tỷ đồng.

Đại gia Keangnam Vina đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan thuế ngay từ cuối năm 2012. Từ đây, những mánh lới chuyển giá đã lần lượt được phơi bày.

Tháng 10/2007, sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam Vina đã ký hợp đồng chìa khóa trao tay với công ty Keangnam Enterprise - một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 871 triệu USD.


Dự án hoành tráng cũng là nơi diễn ra vụ chuyển giá ngàn tỷ.
Dự án hoành tráng cũng là nơi diễn ra vụ chuyển giá ngàn tỷ.

Keangnam Enterprise không chỉ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina.

Năm 2008, riêng khoản phí tư vấn tài chính này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả cho người anh em ruột lên tới 30 triệu USD, tương đương hơn 485 tỷ đồng. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD.

Trên sổ sách, trong khi chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì tổng thầu EPC Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc tha hồ hưởng lãi. Trong đó, Keangnam Enterpise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25 -28%.

Bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc.

Sau thanh tra, cơ quan thuế xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD thực chất giảm chỉ còn 699 triệu USD.

Đặc biệt, những con số lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ. Trong 2 lĩnh vực kinh doanh thì lĩnh vực bán căn hộ cao cấp đã lãi lớn. Đoàn thanh tra xác định, chi phí giá vốn xây dựng cho khu căn hộ này chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC trên. Doanh thu bán căn hộ khoảng 3.500 tỷ đồng. Keangnam Vina bị buộc phải nộp truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bán căn hộ với tổng thuế là 95,2 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mảng kinh doanh thứ hai là dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng của đại gia này vẫn lỗ nhưng con số lỗ thực tế thấp hơn nhiều. Tổng hợp lại, kết quả kinh doanh hợp nhất của Keangnam Vina tính đến năm 2011 vẫn lỗ.

Đặc biệt, khi kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng tại Keangnam Vina được duyệt, đại gia xứ Hàn này đã có nhưng bước đi để đối phó. Mức lãi suất của khoản vay 400 triệu USD mà Keangnam-Vina vay từ ngân hàng Kookmin Bank (Hàn Quốc), cũng là một người anh em trong cùng tập đoàn ban đầu được kê khai tới 12%/năm, gấp đôi cả mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó, khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng. Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự hạ khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5-7%. Vì động thái 'sửa sai" này nên Keangnam Vina không bị phạt chuyển giá ở hành vi này.

Tai tiếng trục lợi quá nhiều ở Việt Nam

Tòa nhà Keangam Hanoi Landmark Tower nổi tiếng đình đám trong giới bất động sản ngay từ khi còn nằm trên giấy. Dự án này được quảng cáo là tòa nhà hiện đại cao nhất Việt Nam và đứng thứ 5 trên thế giới xét về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ.

Dự án ban đầu chỉ thiết kế hơn 40 tầng nhưng sau đó, đã nhanh chóng được điều chỉnh nâng lên thành 72 tầng.

Năm 2008, giá căn hộ tại đây được rao ở mức cao kỷ lục, tới tận 3.000 USD/m2, tức khoảng 60-80 triệu đồng/m2 tính theo tỷ giá USD bấy giờ. Mỗi căn hộ tại đây được bán với giá 5-6 tỷ đồng, có căn tới 7-8 tỷ đồng.

Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhìn nhận, Keangnam Vina vào Việt Nam đã hưởng không biết bao nhiêu điều lợi, được cấp phép nhanh, lại bán căn hộ giá đắt đúng đỉnh cao của cơn sốt nhà đất. Chưa kể, Tập đoàn mẹ của đại gia này còn là nhà thầu chính ở các dự án Cảng hàng không Nội Bài, đường cao tốc Lào Cai- Nội Bài nên đã được ngân sách ứng tiền cả nghìn tỷ đồng nhưng tiến độ cũng ì ạch, mãi năm 2011 mới khởi công.

Keangnam Landmark cũng là tòa nhà bị cư dân "bêu riếu", kiện tụng nhiều nhất khi phí chung cư quá đắt đỏ.

Năm 2012, chủ đầu tư này còn dọa cắt điện, cắt thang máy của cư dân, rồi tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho TP Hà Nội vì... lỗ, phí chung cư không đủ trang trải phí vận hành tòa nhà. Lúc mới vào Việt Nam, chủ đầu tư đưa ra những tuyên bố tốt đẹp như sẽ hoàn thành đúng tiến độ công trình nhằm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Thậm chí, đại gia xứ Hàn còn hoành tráng thách cược sẽ trả 100 tỷ đồng tiền phạt nếu làm chậm tiến độ.

Những DN FDI như Keangnam Vina đang khiến ngân sách Việt Nambị thất thoát lớn. Đây cũng là lần đầu tiên một thương hiệu tập đoàn lớn bị phanh phui xác thực bộ mặt thật giả lỗ, chuyển giá của những ông lớn nước ngoài để kiếm đậm trên đất Việt Nam.

Theo Phạm Huyền-VEF
Đọc tiếp…

Chung cư Đại Thanh vừa mới bàn giao căn hộ đã có tranh chấp

10:36 |
Từng gây sốt trên thị trường với mức giá 10 triệu đồng một m2, nhưng vừa bắt đầu bàn giao căn hộ, cư dân tại đây đã bức xúc vì cho rằng chủ đầu tư "ăn gian" diện tích và thu các khoản phí bừa bãi.

Đại diện gần 300 chủ hộ tại tòa nhà CT6A Đại Thanh cho biết trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, cách tính diện tích của chủ đầu tư không thống nhất và sai luật định. Cụ thể, diện tích căn hộ của nhóm khách hàng này trong hợp đồng được tính từ tim đối với tường chung giữa các căn hộ, tính phủ bì đối với tường bao ngoài, cột, hộp kỹ thuật và tường chịu lực.

“Với cách tính này, mỗi căn hộ bị vênh khoảng 3-5m2 so với thực tế. Ví dụ, căn của tôi theo hợp đồng và cách đo của chủ đầu tư là 58,69m2. Tuy nhiên, nếu tính theo luật định thì chỉ còn khoảng 54m2”, chị này cho hay.

Các cư dân này cũng cho biết, chủ đầu tư lại chia khách hàng thành hai nhóm với cách tính diện tích khác nhau. Gần 300 căn bị tính diện tích theo tim tường chung và toàn bộ tường bao căn hộ, cột, hộp kỹ thuật. Trong khi đó, khoảng hơn 900 căn còn lại, hợp đồng tính diện tích từ tim tường chung và tim tường bao ngoài. 



Đại Thanh là dự án do Doanh nghiệp tư nhân số một Lai Châu do ông Lê Thanh Thản làm giám đốc. Chung cư từng gây sốt trên thị trường vào cuối năm 2012 khi chủ đầu tư tung ra mức giá bán sốc, chỉ 10 triệu đồng một m2. Là một trong những dự án thương mại bán mức giá thấp như trên, hàng nghìn căn hộ tại đây đã được bán một cách nhanh chóng. 

Nhóm khách hàng cho biết thêm, Nghị định 92 được Chính phủ ban hành hồi tháng 8 nêu rõ, thuế VAT của các căn hộ thương mại có diện tích sàn dưới 70m2 và dưới 15m2 sẽ được điều chỉnh giảm từ 10% xuống còn 5%. Tuy nhiên, khi các cư dân cho biết, trong đợt nhận bàn giao nhà, chủ đầu tư không hề miễn giảm khoản thuế này. 

“Chúng tôi đã hỏi trực tiếp nhân viên khi đóng nốt tiền để bàn giao nhà thì họ cho biết sẽ không được hoàn thuế. Trong khi đó, chúng tôi yêu cầu lấy hóa đơn VAT thì họ bảo bận chưa thể xuất được”, đại diện cư dân cho biết.

Bên cạnh đó, sau khi nhận bàn giao căn hộ, nhóm khách hàng còn bức xúc vì các khoản phí tại tòa nhà. Theo đó, muốn sửa căn hộ, người dân phải đóng 500.000 đồng với phí làm trần thạch cao hoặc lát sàn gỗ. Đối với phế thải xây dựng do phá dỡ, sửa chữa căn hộ, ban quản lý dự án sẽ thu tiền vệ sinh và thang máy là 2 triệu đồng một m3. Tuy nhiên, các loại phế thải xây dựng này gia đình đều phải tự chuyển ra ngoài khu đô thị.

Đại diện chủ đầu tư, ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân số một tỉnh Lai Châu, cho biết việc chủ đầu tư đưa ra hai cách tính diện tích là do lỗi đánh máy. "Khi phát hiện ra những nhầm lẫn về cách tính diện tích trong một số hợp đồng ký đợt đầu, chúng tôi đã có điều chỉnh lại. Theo đó, cách tính đúng chúng tôi áp dụng là từ tim tường chung và phủ bì tường bao ngoài, hộp kỹ thuật. Đây là cách tính chúng tôi đã làm với rất nhiều dự án đã triển khai trước đó chứ không riêng gì Đại Thanh", ông Thản cho hay.  

Do đó, vị này cho biết sẽ không có sự điều chỉnh hay hoàn trả tiền cho những khách hàng trên. Việc giảm thuế VAT, ông Thản cũng khẳng định sẽ không được thực hiện. "Nghị định 92 có nghĩa là Nhà nước sẽ hoàn thuế cho doanh nghiệp, còn không có chuyện chủ đầu tư phải giảm cho khách hàng. Do đó, chúng tôi khẳng định không có việc này", ông Thản nói. 

Liên quan đến các khoản phí, đại diện ban quản lý tòa chung cư Đại Thanh cho biết, đây đều là những nội quy được chủ đầu tư áp dụng cho tất cả các dự án đã từng triển khai. "Việc sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu phế thải gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sự vận hành của thang máy nên buộc phải đặt ra mức phí như trên để sau này phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa", vị này cho biết.

Theo Thông tư số 01/2009/TT-BXD, có hai cách tính diện tích căn hộ chung cư. Một là tính theo thông thủy (trừ bề dày tường, vách, cột). Cách thứ hai là tính theo tim tường chung và tim tường bao ngoài của căn hộ. Trong đó tường chung là tường ngăn chia giữa hai căn hộ, tường bao ngoài là tường ngoài giữa căn hộ và hành lang, lối đi, mặt ngoài của căn hộ.

Thông tư cũng quy định, cách tính diện tích căn hộ phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán và bản vẽ sơ đồ nhà ở. Không có quy định nào tính diện tích căn hộ theo phủ bì tường bao ngoài của căn hộ.

Đây không phải là lần đầu tiên chủ đầu tư này bị tố tính sai diện tích căn hộ. Trước đó, VnExpress.net đã đưa tin nhóm khách hàng tại dự án Xa La (Kiến Hưng, Hà Đông) cũng có những tranh chấp tương tự với chủ đầu tư. Tuy nhiên, đa số cư dân vẫn chưa được chủ đầu tư hoàn trả tiền của phần diện tích tính sai.
Một số hình ảnh về CC Đại Thanh mới bàn giao
chung-cu-dai-thanh-tung-bung-ban-giao-nha2-venusland

Trường mầm Non cũng đang hoàn thiện dần
chung-cu-dai-thanh-tung-bung-ban-giao-nha3-venusland

chung-cu-dai-thanh-tung-bung-ban-giao-nha4-venusland

chung-cu-dai-thanh-tung-bung-ban-giao-nha5-venusland

chung-cu-dai-thanh-tung-bung-ban-giao-nha6-venusland
Hình ảnh khách hàng đến nhận nhà trong buổi lễ bàn giao
chung-cu-dai-thanh-gia-re-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re1-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re2-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re3-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re5-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re6-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re7-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re8-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re9-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re10-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re11-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re12-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re13-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re14-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re15-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re16-venusland
Chung cư Đại Thanh sử dụng thang máy mitsubishi
chung-cu-dai-thanh-gia-re18-venusland

chung-cu-dai-thanh-gia-re19-venusland
Ngọc Tuyên - VnExpress.Net
Đọc tiếp…