Tin tức nổi bật

15:17 |
Chung cư 17 tầng bị “cắt” thang máy, thêm cơ hội cho người nước ngoài mua nhà, tạm dừng 524 dự án bất động sản… là những tin BĐS nổi bật tuần qua.
Chung cư 17 tầng bị “cắt” thang máy
Hơn 1.000 người dân ở chung cư 584 Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP.HCM) bức xúc khi nhiều thang máy ở đây đồng loạt ngưng hoạt động một cách bất thường. Chiều 23-12, giữa đại diện hơn 360 căn hộ và chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 đã có cuộc tranh luận gay gắt nhưng kết quả đạt được cũng không đáng kể.
nhà chung cư, Luật Nhà ở (sửa đổi), quy hoạch đô thị, mua nhà
Chung cư bị cắt thang máy khiến hàng nghìn hộ dân khốn khổ. (Ảnh minh họa: Internet)
Chung cư 584 cao 17 tầng, được chia làm bốn block với trên 360 căn hộ. Mỗi block có hai thang máy phục vụ cho việc đi lại của cả ngàn người. Tuy nhiên, gần đây bà Nga ở căn hộ A3.1 cho biết nhiều thang máy hư một cách bất thường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người dân. Cá biệt, thang máy lô A đã ngưng hoạt động suốt hai tháng qua.
Trước phản ứng của người dân, UBND phường Phú Thọ Hòa đã đến ghi nhận thực tế và đề nghị ban quản lý (BQL) chung cư (thuộc Công ty 584) sớm khắc phục nhưng đến nay tình trạng vẫn không thay đổi.
Trong khi đó chủ đầu tư đưa ra giải pháp bằng việc đề nghị các hộ dân… đóng phí bảo trì.
Trước đó một bảo vệ của chung cư đã để lộ thông tin BQL yêu cầu “cắt” bớt một thang máy nhằm tạo áp lực, buộc người dân nhanh chóng đóng khoản phí trên.
Tạm dừng 524 dự án bất động sản
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV, từ ngày 5/1/2014 – ngày Thông tư này có hiệu lực, sẽ có hàng trăm dự án phải tạm dừng…
nhà chung cư, Luật Nhà ở (sửa đổi), quy hoạch đô thị, mua nhà
Đã có 524 dự án bất động sản bị tạm dừng
Cũng theo Bộ Xây dựng, các cơ quan chức năng đã tiến hành phân loại, điều chỉnh cơ cấu dự án cho phù hợp với thực tế của từng địa phương. Theo đó, số lượng các dự án được tiếp tục triển khai là 3.154 dự án (78,6%); các dự án cần phải điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp, điều chỉnh quy hoạch là 455 dự án (chiếm 12%); các dự án tạm dừng triển khai là 524 dự án (chiếm 13%). So với thời điểm cuối quý I/2013, số dự án tạm dừng tăng 386 dự án, trong đó hiện còn có 337 dự án chưa có thông tin chi tiết với tổng diện tích đất khoảng 4.902 ha.
Thêm cơ hội cho người nước ngoài mua nhà
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng tạo thuận lợi nhất cho người nước ngoài, Việt kiều được mua nhà ở Việt Nam.
Báo cáo trước Chính phủ ngày 25/12 về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, một trong những nội dung của dự luật là mở rộng đối tượng và điều kiện cho người Việt định cư ở nước ngoài cũng như tổ chức, người nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.
nhà chung cư, Luật Nhà ở (sửa đổi), quy hoạch đô thị, mua nhà
Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà.
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo, việc này nhằm huy động các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm để phục vụ phát triển đất nước; đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường xây dựng trong nước phát triển...
Hà Nội công bố quy hoạch khu đô thị phía Tây Hà Nội
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa công bố quy hoạch phân khu đô thị phía Tây Hà Nội, ký hiệu S3 và S4, tỷ lệ 1/5.000.
nhà chung cư, Luật Nhà ở (sửa đổi), quy hoạch đô thị, mua nhà
Phân khu S3 thuộc địa giới Từ Liêm (Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương), Hoài Đức (An Khánh, An Thượng, Vân Canh, Đông La, La Phù, Lại Yên, Song Phương) và Hà Đông (phường Dương Nội).
S3 có tổng diện tích nghiên cứu khoảng 2.595ha, chia thành 6 khu và 30 ô quy hoạch. Dân số đến 2030 dự kiến là 158.000 người.
Phân khu S4 thuộc địa giới hành chính của Hà Đông (các phường Yết Kiêu, Quang Trung, Nguyễn Trãi, Phú La, Vạn Phúc, La Khê, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, Phú Lương, Phú lãm, Yên Nghĩa), Từ Liêm (Đại Mỗ), Thanh Trì (Hữu Hòa), Hoài Đức (La Phù, Đông La) và Thanh Oai (Bích Hòa, Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng).
Diện tích đất nghiên cứu quy hoạch của S4 khoảng 4.092,38ha, quy hoạch dân số đến 2030 khoảng 402.000 người.
Trên cơ sở quy hoạch phân khu, thành phố sẽ xây dựng quy định quản lý, tạo cơ sở để chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch đã phê duyệt.

Đọc tiếp…

Cập nhật tiến độ hàng loạt dự án khu vực đường 32

09:45 |

Chúng tôi xin gửi đến độc giả những hình ảnh mới nhất cập nhật tiến độ các dự án Tổ hợp Bright City, Dự án Phúc Thịnh Tower, Chung cư CT1B – Tân Tây Đô, Khu chung cư Tân Việt Tower.

Tổ hợp Bright City
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long
Dự án tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 32 tại thôn Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội trên có quy mô 15493m2.
Dự án bao gồm 4 tòa nhà chiều cao 35 tầng.
Chức năng dịch vụ, thương mại, siêu thị từ tầng 1 đến tầng 6, căn hộ hiện đại để ở được bố trí từ tầng 7 trở lên.
Theo công bố ban đầu, dự án được khởi công vào ngày 12/3/2011 và dự kiến hoàn thành 2012. Nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là bãi đất.
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
Chung cư CT1B – Tân Tây Đô
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xuân Phương.
Vị trí: mặt đường 32, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Tòa Chung cư CT1B Tân Tây Đô được thiết kế với 8 căn hộ/sàn với các loại diện tích: 76m2, 77m2, 79m2, 80m2, 81m2 và 107m2.
Dự kiến sẽ bàn giao vào quý I/2014.
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
Dự án Phúc Thịnh Tower
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Hải Phát làm chủ đầu tư
Vị trí: nằm trong khu đô thị Tân Tây Đô trên mặt đường QL 32, tiếp giáp với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài.
Phúc Thịnh Tower có chiều cao 25 tầng, trong đó có 1 tầng hầm, 3 tầng đế và 22 tầng căn hộ quy mô 25,2ha.
Dự kiến bàn giao vào đầu năm 2014.
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
Khu chung cư Tân Việt Tower
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Tân Việt làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng hơn 0.6ha, tổng diện tích sàn xây dựng của tòa tháp là 8.000m2, các căn hộ có diện tích từ 78.05m2, 82.02m2, 87.72m2, 90.9m2 và 115.75m2.
Tân Việt Towers gồm 1 tầng hầm và 30 tầng nổi, trong đó có 5 tầng Thương mại – Dịch vụ bao gồm các dịch vụ siêu thị, chăm sóc sức khỏe, nhà trẻ, khu sinh hoạt cộng đồng...
Dự án được khởi công vào năm 2010, dự kiến bàn giao vào năm 2013.
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
tiến độ, dự án, quốc lộ, đường 32, chủ đầu tư, Phúc Thịnh, HUD
(Theo VLand) 
Đọc tiếp…

Chung cư 17 tầng bị “cắt” thang máy

09:05 |
Hơn 1.000 người dân ở chung cư 584 Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP.HCM) bức xúc khi nhiều thang máy ở đây đồng loạt ngưng hoạt động một cách bất thường. Chiều 23-12, giữa đại diện hơn 360 căn hộ và chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 đã có cuộc tranh luận gay gắt nhưng kết quả đạt được cũng không đáng kể.
Leo bộ 17 tầng lầu
Chung cư 584 cao 17 tầng, được chia làm bốn block với trên 360 căn hộ. Mỗi block có hai thang máy phục vụ cho việc đi lại của cả ngàn người. Tuy nhiên, gần đây bà Nga ở căn hộ A3.1 cho biết nhiều thang máy hư một cách bất thường, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người dân. Cá biệt, thang máy lô A đã ngưng hoạt động suốt hai tháng qua.
Các thang máy còn hoạt động thường xuyên gặp cảnh “kẹt thang” nặng. “Mỗi lần đi thang máy, tôi phải chờ 10 phút. Sáng 10 phút, chiều 10 phút, cả nhà tôi mất đứt 80 phút cho việc chờ thang máy” - bà Nga phản ánh.
Nhà hàng tiệc cưới này được “hô biến” từ nhà sinh hoạt cộng đồng, lại gây khói bụi và ồn ào cho cư dân. Ảnh: MP

Tại buổi trao đổi, nhiều cư dân “tố” việc chủ đầu tư cố ý không vận hành thang máy có thể gây ra hệ lụy lớn. “Mỗi ngày, hàng trăm người phải cuốc bộ lên xuống mười mấy tầng lầu làm trễ giờ học, muộn giờ làm. Nếu chẳng may có trường hợp cấp cứu sẽ không kịp xoay sở, có thể gây hậu quả nghiêm trọng” - ông Nguyễn Mạnh C. ở căn hộ A2.2 phản ứng gay gắt.
Gây khó để ép đóng phí?
Trước phản ứng của người dân, UBND phường Phú Thọ Hòa đã đến ghi nhận thực tế và đề nghị ban quản lý (BQL) chung cư (thuộc Công ty 584) sớm khắc phục nhưng đến nay tình trạng vẫn không thay đổi.
Chủ đầu tư đưa ra giải pháp bằng việc đề nghị các hộ dân… đóng phí bảo trì. Ông Trần Nam Kha, Phó Tổng Giám đốc Công ty 584, thuyết phục người dân rằng đơn vị đang gặp khó khăn, nguồn thu từ phí quản lý chung cư (trên 130 triệu đồng/tháng) không đủ trang trải. Mặc khác, trước đây khi bán căn hộ, Công ty 584 chưa tính phí bảo trì (2% tổng giá trị căn hộ - NV) nên bây giờ đề nghị người dân nộp. “Chung cư đã hết hạn bảo hành, chúng tôi phải thu phí bảo trì mới có tiền sửa chữa” - ông Kha giải thích.
Trước đó một bảo vệ của chung cư đã để lộ thông tin BQL yêu cầu “cắt” bớt một thang máy nhằm tạo áp lực, buộc người dân nhanh chóng đóng khoản phí trên.
Không có chức năng nhưng vẫn đòi thu
Về nghĩa vụ đóng phí 2% mà ông Kha cố nhắc đi nhắc lại, cư dân viện dẫn Quyết định 08/2008, Thông tư 37/2009 của Bộ Xây dựng và khẳng định: Nhóm việc quản lý và vận hành nhà chung cư bao gồm đảm bảo thang máy (cùng với máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh…) được duy trì hoạt động. Do vậy, khoản phí dịch vụ quản lý họ đóng hằng tháng phải được phân bổ cho các đầu việc này chứ không phải dùng từ phí bảo trì.
Một giảng viên ĐH Luật TP.HCM cư ngụ tại chung cư cho biết: “Theo quy định, phí bảo trì sẽ do ban quản trị chung cư do cư dân bầu ra, quản lý và sử dụng vào việc bảo trì phần sở hữu chung của chung cư. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp, nghĩa vụ nộp phí phải do chủ đầu tư thực hiện”.
Luật sư Nguyễn Hoàng Linh, Đoàn Luật sư Tiền Giang, khẳng định: “Chung cư duy trì BQL thuộc chủ đầu tư trong thời gian dài mà không tạo điều kiện để cư dân bầu ra ban quản trị là trái các quy định pháp luật. Hơn nữa, hầu hết các căn hộ này đều bán sau 1-7-2006 (thời điểm Luật Nhà ở có hiệu lực), các chủ hộ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng 2% phí bảo trì, được tính trong giá nhà trước đó”. Như vậy, việc BQL viện dẫn khó khăn để yêu cầu người dân đóng phí là không thỏa đáng.
Đuối lý, ông Kha cam kết sẽ “sửa thang máy ngay ngày hôm sau”. Thế nhưng qua tìm hiểu của PV, đến hôm nay thang máy tại lô A vẫn chưa được “đụng” đến. Được biết, tại chung cư này còn tồn tại một loạt mâu thuẫn khác giữa chủ đầu tư với cư dân, mặc dù chính quyền đã can thiệp nhưng BQL vẫn chưa khắc phục.
Đọc tiếp…

Bất động sản đua xả hàng cuối năm nhờ vào hạ tầng

11:02 |

Hàng được bung ra nhiều tại Tp.HCM và Hà Nội là các dự án nhà ở đón cầu, đường mới. Theo các chuyên gia, động thái này mang tính thời vụ, là chiêu bình mới rượu cũ nhằm vớt mẻ lưới cuối cùng trong năm.

Giữa tháng 12, Công ty Bất động sản Sài Gòn Đông Dương mở bán căn hộ Sunny Plaza tọa lạc ngay mặt tiền của trục đại lộ Phạm Văn Đồng (mới thông xe cuối tháng 9). Chủ đầu tư dự án cho biết, đợt 1 doanh nghiệp tung ra 104 căn, nhờ hiệu ứng của hạ tầng đã thu hút được 75 khách hàng đặt cọc, giá bán 21 triệu đồng mỗi m2.
Dự án được khách hàng quan tâm vì theo chủ đầu tư nó kết nối với tuyến Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai  ngoài. Đây là một trong những tuyến chính của hệ thống giao thông vành đai Tp.HCM, giúp lưu thông thuận tiện hơn.
Trung tuần tháng 12, tại quận Bình Thạnh, Công ty TNHH Vietnam Land SSG chớp lấy thông tin tích cực là UBND Tp.HCM phê duyệt dự án Saigon Pearl được quy hoạch thuộc lõi trung tâm thành phố để công bố giai đoạn 3 của dự án.
Trong khi đó, Đất Xanh Đông Á lại bắt lấy điểm nhấn khu vực ngã tư Thủ Đức - tuyến Metro số 1 để chào bán 30 căn hộ cuối của dự án Emerald Apartment với mỗi căn hộ 12,6 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, được lợi từ chuyển biến của tuyến tàu điện Metro phải kể đến dự án Thảo Điền Pearl và hàng loạt dự án căn hộ cao cấp khu vực quận 2. Giữa tháng 12, Lexington Residence cũng chào bán đợt 1 và giao dịch thành công hơn 130 căn nhờ hưởng lợi từ hạ tầng khu vực này.
Cầu đường, metro, các tuyến vành đai, đại lộ mới... đang là một trong những yếu tố giúp giao dịch nhà đất nhích lên so với năm 2012
Riêng dự án Him Lam nhờ lợi thế thông xe cầu Him Lam thanh khoản đã cải thiện so với 4 năm trước đó. Cuối năm, chủ đầu tư chỉ còn bán vét 40 căn dự án Him Lam Riverside quận 7 đợt cuối.
Thống kê từ Công ty kinh doanh địa ốc Him Lam, trong 3 năm (2009-2011) doanh nghiệp chỉ bán được 110 căn hộ dự án này. Trong 11 tháng đầu năm 2012, giai đoạn cực kỳ khó khăn của thị trường bất động sản, doanh nghiệp chỉ bán được 40 căn. Tuy nhiên, cột mốc từ ngày thông xe cầu Him Lam là 22/12/2012 đến ngày 22/12/2013, doanh nghiệp bán hơn 120 căn, tăng gấp 3 lần so với năm trước.
Trao đổi với PV, Giám đốc Công ty Lê Thành, Lê Hữu Nghĩa cho biết: "Tại Tp.HCM, nhờ thông tin tích cực từ các cây cầu, đường mới, đại lộ, tuyến vành đai, Metro 1... các dự án uy tín ít nhiều đã cải thiện được thanh khoản".
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, hiện nay cầu đường đã không còn ma lực kích giá nhà đất lên cao hay tạo nên cảnh mua bán ồ ạt như năm 2005-2007. Thời kỳ sốt đất, hạ tầng thường phục vụ giới đầu cơ, gây thiệt hại cho người mua nhà. "Nay hạ tầng chỉ là cơ sở để khách hàng cân nhắc ra quyết định an cư", ông Nghĩa nhận xét.
Theo các chuyên gia, các dự án hạ tầng đã góp phần gỡ khó cho thị trường địa ốc trong năm 2013 đầy khó khăn
Tương tự, tại Hà Nội, số dự án bung hàng ăn theo hạ tầng cũng khá nhiều. Đường Minh Khai thuộc quận Hai Bà Trưng mở rộng khiến khu vực này trở thành một trong những nơi có nhiều dự án mọc lên như Hòa Bình Green City, Thăng Long Garden.
Đầu tháng 12, Công ty TNHH Hòa Bình cũng tiếp tục chào bán 300 căn hộ còn lại của dự án Hòa Bình Green City trên đường Minh Khai. Các căn hộ chưa hoàn thiện có giá khởi điểm mỗi căn hộ 20,5 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT). Đối với gói “hoàn thiện”, giá bán khởi điểm mỗi căn hộ giá 26 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT). Hiện dự án sắp hoàn thành xây thô, dự kiến đến 6/2014, dự án sẽ bàn giao căn hộ.
Chưng cư 170 Đê La Thành cũng được các nhà đầu tư thứ cấp chào bán với giá 27-30 triệu đồng mỗi m2 tùy vị trí. Một môi giới cho hay, tuyến đường Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa được thông qua khiến giá trị căn hộ cũng được nâng lên. Dự án đã được bán từ lâu, nay chỉ còn môi giới và các nhà đầu tư thứ cấp rao bán. Tuy nhiên, do bối cảnh thị trường khó khăn nên giá chênh từ chủ đầu tư thứ cấp không nhiều, mức chênh chủ yếu do thỏa thuận.
Tại khu vực quận Long Biên, một số dự án cũng hưởng lợi nhờ tuyến đường huyết mạch Thạch Bàn mới thông hồi tháng 10. Tiêu biểu như dự án Chung cư Ct2 Thạch Bàn cũng được nhiều nhà đầu tư thứ cấp chào bán với mỗi căn hộ 500 triệu -700 triệu đồng. Trước đây, giá gốc chủ đầu tư bán ra khoảng 10 triệu đồng mỗi m2 thì nay được đẩy lên khoảng 11-13 triệu đồng tùy vị trí.
Theo ông Nguyễn Thế Cường, Văn phòng nhà đất Long Biên, đối với nhiều dự án ở khu vực trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng đã ổn định thì việc mở thêm một vài tuyến đường không ảnh hưởng đến giá cả dự án. Tuy nhiên, ở những khu đô thị mới, hạ tầng được nâng cấp sẽ tác động đôi chút đến tâm lý người mua.
Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc cho hay, hiện nay những dự án chạy theo hạ tầng không nhiều bởi bối cảnh thị trường bất động sản quá khó khăn. Theo vị lãnh đạo này, việc mở bán dự án ăn theo đường mới thông chỉ là cái cớ, bởi thực tế, những người “ăn dày” chính là lúc thông tin còn đang trên bàn giấy. "Các dự án mở bán thời điểm cuối năm nhờ vào tuyến đường mới thông chỉ mang tính chất bình mới rượu cũ”, ông nói.
(Theo Vnexpress) 
Đọc tiếp…

Gói 30 nghìn tỷ: 4 điểm "nghẽn"

09:41 |
Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tính đến hết ngày 15/12/2013, ngân hàng xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng, trong đó giải ngân cho 6 đơn vị 205 tỷ đồng.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, 5 ngân hàng cam kết cho 1.450 khách hàng vay 527 tỷ đồng. Trong đó, nhà băng đã giải ngân cho 1.436 khách hàng với dư nợ 350 tỷ đồng.

Như vậy, sau 6 tháng, gói 30.000 tỷ đồng mới sử dụng được 2% - một tốc độ giải ngân quá chậm. 2% tương đương với 555 tỷ đồng trong số 30.000 tỷ đồng là con số đáng suy ngẫm và nhìn lại. Đáng chú ý, dù các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cũng như các địa phương đã khẳng định đã dỡ bỏ hầu hết các rào cản về thủ tục, hồ sơ, xác nhận…, song giá trị giải ngân thực tế đến gần cuối năm 2013 cũng chỉ đạt chưa đầy 30% trong tổng số 1.654 tỷ đồng cam kết trong năm nay.


Sau 6 tháng triển khai, kết quả giải ngân vẫn rất thấp, giá trị giải ngân đạt chưa đầy 2% của gói hỗ trợ, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam có 4 nguyên nhân: Thứ nhất, do chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là một chính sách mới, lần đầu được triển khai thực hiện, vì vậy không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu.

Thứ hai, có một thực tế là một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc giải quyết các trình tự, thủ tục về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án nhà ở xã hội, cũng như việc xem xét, cho phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu diện tích các căn hộ nhà ở thương mại cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với tiêu chí cho vay (căn hộ nhỏ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2) theo Nghị quyết 02 của Chính phủ.

Nguyên nhân thứ ba, một số ngân hàng thương mại được giao nhiệm vụ triển khai việc cho vay còn quá thận trọng, dẫn đến việc chậm trễ trong việc xét duyệt, thẩm định đối tượng cho vay vốn.

Nguyên nhân cuối cùng là trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai đối với nhà ở xã hội, xử lý tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục giao dịch bảo đảm trong việc cho vay vốn của các tổ chức tín dụng mà hiện nay chưa được điều chỉnh bởi pháp luật có liên quan.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên, hiện Bộ Xây dựng đang phối hợp với các bộ ngành đôn đốc, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, cho phép chuyển đổi hoặc điều chỉnh cơ cấu các dự án nhà ở thương mại theo đề xuất của chủ đầu tư để góp phần tăng nguồn cung về nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các địa bàn trọng điểm.
Đọc tiếp…

Đại gia môi giới CenGroup dính tai tiếng nhiều dự án

15:11 |
Tập đoàn Cengroup lâu nay được biết đến là đơn vị trung gian phân phối các sản phẩm bất động sản. Lớn mạnh từ hoạt động môi giới bất động sản, vài năm trở lại đây Cengroup đã tham gia vào nhiều dự án với vai trò là nhà đầu tư thứ cấp. Và để có được nguồn tiền nộp cho chủ đầu tư các dự án, Cengroup đã thực hiện việc huy động vốn của nhiều khách hàng nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều khách hàng mua nhà qua Cengroup đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan báo chí phản ảnh về việc họ đã nộp tiền mua nhà cho Cengroup nhưng nhiều dự án đều không triển khai, quá thời hạn khách hàng vẫn không nhận được nhà.
Vụ việc bê bối nhất, sáng ngày 28/9/2013, rất đông khách hàng của Dự án Chung cư Binh đoàn 12 đã tập trung tại trụ sở chính của Công ty BĐS Thế kỷ (Cengroup) để đòi lại số tiền mà họ đã góp vốn từ 3 năm trước.
Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tại Thông Ngọc Đại, Xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội do Binh đoàn 12 và Công ty Cổ phần kiến trúc đô thị Nam Thăng Long CP Nam Thăng Long làm chủ đầu tư đã gần như chết yểu. Các khách hàng cho biết khi mua căn hộ của Binh đoàn 12 đã ký một hợp đồng vay vốn với Công ty TNHH Quản lý bất động sản Thế Kỷ thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn thế kỷ (Cengroup) do bà Trần Thị Thanh Bình làm Giám đốc. Bà Bình cũng đồng thời là vợ của Nguyễn Trung Vũ, Tổng giám đốc Tập đoàn Cen Group.
Theo các điều khoản của Hợp đồng này, khách hàng sẽ đồng ý cho Cengroup vay số tiền góp vốn bằng 30% giá trị căn hộ trong thời hạn 9 tháng. Đổi lại, khách hàng sẽ được quyền mua căn hộ của Cengroup. Mỗi căn hộ có diện tích từ 69-82m2 với giá là 14 triệu/m2. Ngoài phần góp vốn này, mỗi khách hàng còn phải trả cho Cengroup số tiền chênh lệch 2,2 triệu/m2 được coi như tiền “cò” môi giới. Thời gian giao nhà dự kiến giao nhà mà phía bên chủ đầu tư đã cam kết là vào cuối Quý I năm 2012. Thế nhưng, sau một thời gian mòn mỏi chờ đợi, dự án Chung cư binh đoàn 12 vẫn là một mảnh đất hoang.

 Khách hàng Dự án Chung cư Binh đoàn 12 tố CenGroup lừa đảo, nhưng công ty này phủ nhận liên quan.

Ngoài dự án tai tiếng trên, CenGroup còn là đại diện phân phối của hàng loạt dự án dính tai tiếng trong năm 2013 như Dự án 52 Lĩnh Nam, Dự án CT2 Tân Tây Đô, ….
Dự án Tân Tây Đô
Dự này do CTCP Đầu tư Hải Phát khởi công từ năm 2010 và dự kiến giao nhà vào Quý I/2014. Tuy nhiên, do thiếu vốn dự án này đã triển khai với tốc độ như “rùa bò”. Năm 2012, Hải Phát đã đổi tên của Dự án này thành Phúc Thịnh Tower. Để có vốn tiếp tục triển khai dự án, Hải Phát đã chấp nhận bán toàn bộ số căn còn lại của Phúc Thịnh cho đơn vị thứ cấp CenGroup với mức gia giảm từ 20-30%.
Dự án Mekong Plaza
Dự án này nằm trong tổng thể Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn - Geleximco được phê duyệt Quy hoạch từ năm 2006. Dự án cao 34 tầng nổi và 02 tầng hầm do Công ty CP Bất động sản Mê Kông (Me Kong Land) làm chủ đầu tư thứ phát. Từ tháng 10/2010, Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã bắt đầu huy động vốn qua các Hợp đồng vay vốn. Thế nhưng tới tháng tháng 11/2012, dự án mới thi công phần cọc khoan nhồi. Cũng như các dự án khác, Cengroup không đảm bảo đúng tiến độ và cam kết với khách hàng. Rất nhiều khách hàng đã làm đơn rút vốn song không được giải quyết.
Liên quan tới Dự án này, khách hàng Nguyễn Trung Hiếu có địa chỉ tại P201, A3b, Núi Trúc, Giảng Võ Hà Nội đã có đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo Công ty Quản lý bất động sản Thế kỷ (Cengroup) đã không hoàn vốn cho khách hàng vì không đảm bảo tiến độ, không tôn trọng khách hàng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong suốt thời gian dài.
Dự án Lilama 52 Lĩnh Nam
Dự án này co Công ty Cổ phần Lilama, Hà Nội thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có địa chỉ tại số 52, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án khối nhà chung cư này cao 27 tầng với khu nhà vườn và nhà liền kề có diện tích từ 90m đến 100m2/căn. Dự án này triển khai vào đầu quý 2/2009 và đưa vào sử dụng sau 18 tháng thi công. Sàn giao dịch Bất động sản Thế kỷ (Cen Group) được ủy quyền thực hiện các giao dịch bán và cho thuê đối với các công trình thuộc dự án này.
Cũng như các dự án khác, tháng 6/2913, rất nhiều khách hàng của dự án 52 Lĩnh Nam đã treo khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư vì không chịu gặp khách hàng và bỏ bê dự án không triển khai. Thậm chí, khách hàng còn “tố” chủ đầu tư đã thực hiện không đúng với cam kết ban đầu như đưa không gian giếng trời vào diện tích bán cho khách để thu thêm số tiền ngoài hợp đồng đã kỹ trước đó. Rồi cả việc xây thêm tầng khi chưa được phép những vẫn “bán trên giấy” cho khách hàng.
Đọc tiếp…

Năm 2014, thị trường bất động sản sẽ phục hồi

11:34 |
Thị trường BĐS đang có tín hiệu le lói hồi phục, tuy nhiên, tín hiệu này sẽ rõ ràng hơn vào những năm tới. Năm 2013 qua đi với nhiều biến động của thị trường bất động sản, từ những tác động của chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường, xử lý nợ xấu, giảm tồn kho,…cho tới những quyết sách tái cơ cấu kinh doanh của các DN kinh doanh bất động sản.

Năm 2013 giao dịch tăng, tồn kho giảm
Điều này đã góp phần làm thay đổi bức tranh về thị trường bất động sản bớt ảm đạm hơn vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, xu hướng hồi phục của thị trường vẫn chưa thực sự rõ nét khi những mối lo về tồn kho và nợ xấu vẫn còn đó, tốc độ giải ngân vốn của gói 30.000 tỷ còn hạn chế.
Đến nay, con số tồn kho bất động sản được Bộ Xây dựng đưa ra là khoảng 102.000 tỷ đồng, giảm khoảng 26.666 tỷ đồng so với hồi tháng 3/2013, chỉ riêng trong tháng 9/2013 giảm trên 4.200 tỷ. Những con số này cho thấy, giao dịch và tính thanh khoản thị trường đang có dấu hiệu tăng lên, bởi trong những năm qua, các DN kinh doanh BĐS chủ yếuhàng tồn.
Thực tế thị trường ở một vài quý vừa qua cũng cho thấy, sức cầu tăng dần về những tháng cuối năm. Sản phẩm được giao dịch nhiều nhất vẫn là phân khúc căn hộ bình dân, căn hộ sắp đi vào hoàn thiện và bàn giao nhà. Qua thống kê của CBRE, con số nhà hoàn thiện trong năm 2013 ước tăng2 lần năm 2012 và hơn 3 lần năm 2011 đạt con số khoảng 21000 căn ở Hà Nội.
Trong báo cáo Quốc hội liên quan đến lĩnh vực BĐS vừa qua, Bộ Xây dựng cũng cho rằng: “so với thời điểm hơn 2 năm trước, lượng giao dịch trên thị trường nhìn chung vẫn còn thấp. Tuy nhiên, đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, đã hoàn thiện, giá bán hợp lý vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng.”

Số lượng giao dịch theo Quý
Những con số thống kê 2 thành phố lớn là HN và Tp.HCM cũng cho thấy chiều hướng thị trường BĐS đang ở xu thế hàng tồn kho giảm, và giao dịch tăng lên. Thị trường Hà Nội có khoảng trên 1.160 giao dịch trong năm qua, hàng16% từ trên 7200còn hơn 6000 căn. Còn tại Tp.HCM hiện đang tồn kho trên 10.000 căn.

Năm 2014, phục hồi
Với những con số trên có thể thấy xu hướng thị trường bất động sản đang có tín hiệu le lói khả quan. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác như dòng kiều hối năm nay tăng mạnh và đạt khoảng 11 tỷ USD, FDI 11 tháng qua giải ngân tăng 5,5% so với cùng kỳ đạt 10,5 tỷ USD và đăng ký 20,5 tỷ USD tăng trên 54%, trong đó BĐS vẫn nằm trong danh sách 3 lĩnh vực quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là những nguồn lực lớn cho nền kinh tế nói chung, góp phần tạo thêm những tín hiệu lạc quan hơn cho bất động sản nói riêng. Và đó cũng là những tín hiệu được nhiều chuyên gia, tổ chức nhận định sẽ tạo đà phục hồi cho thị trường BĐS năm 2014.
Theo nhận định của Quỹ đầu tư Bản Việt, thị trường BĐS hiện nay đã “chạm đáy”, Quỹ này cũng nhận thấy xu hướng hồi phục của thị trường những tháng gần đây, tuy nhiên, xu hướng này còn chưa rõ ràng, và phải 1-2 năm tới mới có thể trở nên rõ ràng hơn.
Trong lúc thị trường BĐS trầm lắng, nhiều sàn giao dịch phải đóng cửa, tìm hướng kinh doanh lĩnh vực khác, thì bên cạnh đó vẫn còn có nhiều sàn giao dịch bám trụ thị trường, tìm kiếm nguồn hàng tốt để tạo công ăn việc làm cho nhân viên, có một số sàn có hoạt động kinh doanh khá tốt và tuyển thêm nhân sự kinh doanh.
Theo đại diện một số sàn BĐS tại Hà Nội, năm qua mặc dù có khó khăn hơn so với những năm trước, tuy nhiên, số lượng giao dịch gần đây đã tăng lên, tạo thêm việc làm cho cán bộ nhân viên. Nhận định về thị trường năm 2014, ông Vũ Cương Quyết, Giám đốc CTCP Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, thanh khoản thị trường sẽ dần tăng lên, xu hướng thị trường sẽ đi vào ổn định.
Tuy rằng được dự báo sẽ có những dấu hiệu khả quan hơn nhưng thị trường BĐS năm 2014 sẽ còn nhiều trở ngại phía trước. Trong đó, tín dụng tăng chậm, không đạt chỉ tiêu kỳ vọng 2013 là 12%, mà con số này chỉ đạt gần 9%.
Sự ỳ ạch trong việc giải ngân gói 30.000 tỷ, theo thống kê đến nay mới chỉ giải ngân được 555 tỷ đồng chưa đầy 2%. Như vậy, lượng tiền kỳ vọng bơm ra thị trường còn rất khiêm tốn. VAMC cũng mới chỉ mua hơn 28 nghìn tỷ nợ xấu, trong khi tổng nợ được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ đến hết tháng 10/2013 khoảng 316.800 tỷ.
Bên cạnh đó, theo báo cáo từ Bộ Xây dựng, hiện nay vẫn còn khoảng 23.007 căn hộ, 15.000 căn nhà thấp tầng, 10,6 triệu m2 nền đất nhà ở, và 2 triệu m2 đất thương mại,…còn tồn kho trên thị trường. Tổng giá trị ước chừng khoảng 102 nghìn tỷ. Đây là những thách thức mà thị trường BĐS sẽ còn đối diện vào năm 2014.
Đọc tiếp…

Vỡ mộng đón đầu đường lớn

22:19 |
Khi dự án đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội) kéo dài mới rục rịch triển khai, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã nhanh nhạy bỏ vốn lớn đầu tư vào nhà đất ven đường với mộng tưởng “hốt bạc” sau khi tuyến đường hoàn thành. Giờ dự án dang dở, họ đành “ôm hận” khi nhà đất bán rẻ cũng chẳng người mua.
Đi trước đón đầu

Dự án đường Hoàng Quốc Việt kéo dài có chiều dài khoảng 10km, điểm đầu nối với đường Hoàng Quốc Việt hiện tại, qua quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm và nối với trục đường chính của huyện Đan Phượng. Dự án được quy hoạch trước năm 2008, khi tỉnh Hà Tây còn chưa sáp nhập về Hà Nội, và do những thông tin về tuyến đường hiện đại chạy dọc lên hướng Tây - hướng phát triển chính của Hà Nội, nên ngay từ khi có thông tin quy hoạch, hàng loạt dự án bất động sản đã rậm rịch đón đầu, vây kín quy hoạch dự án đường. Có thể kể đến các dự án đô thị mới: Thành phố Giao lưu, Khu đô thị mới Tân Lập, Minh Khai - Phú Diễn, Tân Tây Nam Tân Lập, Tân Tây Đô, khu nhà vườn sinh thái The Phonenix, Khu nhà ở Tân Lập… 
Dự án khu nhà ở xã Tân Lập đã hoàn thành phần thô nhưng không có người mua
Với hy vọng “đi tắt đón đầu”, đường xong là nhà đất hoàn thành, nên nhiều khu đô thị ven tuyến đường này nhanh chóng được chủ đầu tư hoàn thành phần thô như Tân Tây Đô, The Phonenix, Khu nhà ở xã Tân Lập... Như dự án Khu nhà ở xã Tân Lập, do Công ty CP địa ốc Cienco 5 làm chủ đầu tư, những thửa đất nền diện tích 75m2 trong dự án đã được chủ đầu tư bán hết và phần lớn đã xây xong phần thô từ năm 2008... Thời điểm đó, giao dịch bất động sản tại những dự án ven đường Hoàng Quốc Việt kéo dài luôn gây sốt xình xịch, giá đất thổ cư dân sinh tại khu vực này cũng tăng vù vù, đất nền có giá từ 20-25 triệu đồng/m2. 
Thực tại hắt hiu

Hiện đoạn đường Hoàng Quốc Việt kéo dài gần 3km qua huyện Đan Phượng được khởi công từ năm 2009 đến nay vẫn lùng nhùng trong khâu giải phóng mặt bằng, trong khi quan trọng hơn là đoạn đầu tuyến qua quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm có thể không được triển khai tiếp, khiến cho dự án đường Hoàng Quốc Việt có nguy cơ không thành hiện thực. Ông Nguyễn Tuấn Hồng - Phó chủ tịch xã Tân Lập cho biết, đoạn cuối tuyến là qua địa bàn xã Tân Lập, Tân Hội (huyện Đan Phượng), được khởi công từ tháng 3/2009, do Cienco 5 Land làm chủ đầu tư. Nhưng từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết xong vấn đề mặt bằng, kể cả trên phần đi qua đất nông nghiệp, nên cũng mới chỉ có vài trăm mét và khu đô thị của chủ đầu tư được làm. Cách đây vài hôm, khi đơn vị thi công làm đường, vài hộ dân đã ra ngăn cản với lý do huyện chưa có quyết định thu hồi đất.
Còn tại đoạn qua quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, dự án làm đường này trở nên mông lung hơn vì liên tục đổi chủ và chủ đầu tư là các doanh nghiệp (đầu tư theo hình thức BT) cũng đã im hơi lặng tiếng từ năm 2009 đến nay. Ông Nguyễn Trọng Lượng - Giám đốc Ban Quản lý các dự án huyện Từ Liêm cho biết, từ năm 2004 -2007, Ban Quản lý được giao lập hồ sơ ban đầu và đã làm xong phần chỉ giới đường đỏ, đang lập công tác báo cáo khả thi đoạn 4,2km qua huyện Từ Liêm thì tháng 4/2009, có văn bản của Thành phố giao cho Tổng Công ty xây dựng Hà Nội và Công ty CP đầu tư phát triển nhà Trường Linh làm chủ đầu tư theo hình thức BT. Sau đó, chỉ thấy Công ty Trường Linh đề nghị giao cho bản hồ sơ photo rồi không thấy liên lạc gì nữa. 
Do dự án làm đường không thấy đâu, giao dịch bất động sản ven đường Hoàng Quốc Việt kéo dài cứ thế trầm lắng và rớt giá dần. Nhìn vào đoạn đường dang dở, chủ đầu tư các dự án và những nhà đầu tư cá nhân đã “đón đầu” dự án đường Hoàng Quốc Việt kéo dài chỉ biết thở dài, lo lắng. Chị Nguyễn Thu Hà, người đã mua tại Dự án Khu nhà ở xã Tân Lập than thở: “Trước kia vay mượn tiền cùng chung vốn với bạn bè mua lại 2 lô 75m2 với giá 25 triệu đồng/m2, năm trước chủ đầu tư yêu cầu nộp hơn 1,4 tỷ tiền xây thô, không có tiền rao bán 20 triệu đồng/m2 mà chẳng ai hỏi”. Còn hàng loạt căn hộ tại dự án Tân Tây Đô liên tiếp được xuống giá từ 16 -17 triệu còn hơn 13 triệu đồng/m2, mà cũng ế chỏng chơ.
"Giờ cũng không rõ số phận Dự án đường Hoàng Quốc Việt kéo dài thế nào. Dự án đường “án binh bất động” thế này, bất động sản “ăn theo” ven tuyến đường “chết chìm” là lẽ đương nhiên”. - Ông Nguyễn Trọng Lượng - Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Từ Liêm
Đọc tiếp…

Chung cư mạ vàng: Ý tưởng “điên rồ” hay chiêu PR “độc”?

14:31 |

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, thị trường bất động sản ế ẩm, nhiều dự án phải chấp nhận bán lỗ nên thông tin về dự án chung cư Hòa Bình Green City mạ vàng lan can và cầu thang máy gây xôn xao trên các diễn đàn bất động sản.


Đột phá bằng sự độc đáo

Cụ thể, Công ty TNHH Hoà Bình - chủ đầu tư dự án Hoa Binh Green City, số 505 Minh Khai, Hà Nội, vừa chính thức giới thiệu với khách hàng căn hộ thật tại dự án này. Đây là những căn hộ cao cấp tiêu chuẩn 6 sao. Thông tin được phía chủ đầu tư giới thiệu, đã khiến dư luận hết sức quan tâm: Đây là tòa nhà duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam có thành lan can chung cư cao cấp và toàn bộ cửa thang máy, sảnh tầng 1 sẽ được dát vàng thật (vàng 18k và 24k)
Được biết, khi bắt đầu xây dựng Hoa Binh Green City, chủ đầu tư không cam kết mạ vàng lan can, thang máy. Nhưng để căn hộ đạt tiêu chuẩn 6 sao, chủ đầu tư đã quyết định mạ vàng cho công trình, để “tăng thêm giá trị cho căn hộ, mà người mua không phải trả thêm chi phí này”.
Dự án Hoa Binh Green City - phối cảnh, nơi được giới thiệu sảnh 1, lan can các căn hộ, cầu thang máy được dát vàng

Chủ đầu tư Hoa Binh Green City đã nhập thang máy Mitsubishi của Nhật, nhưng đối tác này không có công nghệ mạ vàng cho thang máy, trong khi ở Việt Nam cũng chưa xuất hiện công nghệ này. Để triển khai kế hoạch mạ vàng các chi tiết trong dự án, chủ đầu tư đã phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn, lập riêng một xưởng mạ vàng cho Hoa Binh Green City. Hiện tại, đây vẫn là xưởng đầu tiên và duy nhất thuộc dạng này tại miền Bắc.
Ông Nguyễn Hữu Cường - Chủ tịch CLB Bất Động Sản Hà Nội: Việc chủ đầu tư “dát vàng” vào cầu thang máy, lan can, nếu là sự thật thì đó là một sự dũng cảm, là một bước đột phá nhằm tạo ra sự khác biệt.
Thành công hay không?

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Ở phân khúc nhà giá rẻ, nhiều dự án đã giảm tới 50% giá so với kế hoạch ban đầu, thậm chí có dự án chủ đầu tư cho rằng chấp nhận bán lỗ, nhưng lượng khách hàng vẫn rất “đìu hiu”. Vì vậy, việc triển khai kế hoạch chơi ngông “dát vàng” để tăng đẳng cấp cho căn hộ ở phân khúc cao cấp, trong hoàn cảnh hiện tại được cho là một ý tưởng “táo bạo”.

Sự “táo bạo” kiểu như vậy cũng khiến dư luận bày tỏ những ý kiến trái chiều. Trong đó, có những ý kiến bày tỏ sự ngưỡng mộ, trầm trồ trước một quyết định được cho là mới lạ, độc đáo. Ngược lại cũng có ý kiến bày tỏ những hoài nghi, phải chăng đây là một chiêu PR hiệu quả mà nhà đầu tư đưa ra, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng? Trong bối cảnh hiện tại, nhiều ý kiến đã cho rằng chủ đầu tư của dự án này đã đi một nước cờ mạo hiểm, mà nếu thành công thì có thể nói là “đại thắng”.
Việc dát vàng cho lan can căn hộ, được xem là bước đột phá về đẳng cấp 
Việc dát vàng cho lan can căn hộ, được xem là bước đột phá về đẳng cấp và chất lượng căn hộ tại Hoa Binh Green City 
Anh Nguyễn Văn Tuấn (ở quận Hai Bà Trưng, khách hàng đang tìm mua căn hộ tại Hòa Bình Green City chia sẻ: “Mặc dù cũng có nhu cầu mua nhà ở thế nhưng khảo sát nhiều nơi vẫn chưa ưng ý. Tôi cho rằng giá nhà hiện tại vẫn còn cao so với mức thu nhập của người dân, nên việc “ế ẩm” là đương nhiên. Tôi nghe thông tin về dự án này từ lâu, và muốn biết xem “đẳng cấp” của căn hộ thế nào? Tuy nhiên theo tôi nghĩ, đẳng cấp không chỉ phụ thuộc vào mỗi chuyện “dát vàng” mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Địa thế, không gian thiết kế, sự tiện nghi nội thất, các dịch vụ có thuận lợi cho cư dân hay không? Môi trường của dự án thế nào? Tất nhiên bao gồm cả việc giá cả có phù hợp? Tôi cho rằng việc phân khúc nhà ở bình dân dù được xác định cung không đủ cầu vẫn còn khó bán. Thì phân khúc nhà ở cao cấp lại càng khó khăn hơn trong bối cảnh hiện nay”
Nhiều chủ đầu tư bất động sản vẫn luôn “mơ ước”, hi vọng dự án căn hộ cao cấp sẽ là một “cứu cánh” đưa họ qua cơn khủng hoảng. Khách hàng mục tiêu của những dự án cao cấp sẽ là những người “lắm tiền nhiều của”. Họ nghĩ rằng, đây là một nhóm khách hàng đặc biệt, luôn tồn tại trong bất cứ thời buổi kinh tế suy thoái nào, luôn sử dụng các dịch vụ hạng sang. Thế nhưng, nhóm khách hàng đặc biệt đó chẳng biết đến khi nào mới xuất hiện? Trong khi thực trạng thì không ít “đại gia” bất động sản đã và đang gục ngã. Và nhìn đâu cũng thấy sự khó khăn, người dân lại “thắt chặt chi tiêu”. Nhiều dự án bất động sản của các chủ đầu tư đã đứng bên bờ quyết định “bán phá giá” để vớt vát.

Từ bối cảnh ấy, trở lại với việc “dát vàng” của căn hộ tại dự án Hoa Binh Green City. Rõ ràng đây là một bước đi độc đáo, khác biệt và cả mạo hiểm của chủ đầu tư. Những nỗ lực rất đáng kể nói trên, đương nhiên cũng nhận được rất nhiều kỳ vọng. Thế nhưng trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay, nỗ lực đó có đem lại thành công hay không vẫn phải đợi “hồi sau phân giải”.
Q.Như - Dantri.com
Đọc tiếp…

Hà Nội đã khởi công hơn 15 ngàn căn hộ nhà ở xã hội

09:45 |
Tại Hà Nội, thành phố đã chấp thuận cho phép khởi công 14 dự án nhà ở xã hội cung cấp hơn 15.400 căn hộ. Trong đó, 6 dự án đã hoàn thành bàn giao với số lượng bán trên 3.100 căn.

Hà Nội cũng đã tiếp nhận đề nghị chuyển 15 dự án từ nhà ở thương mại sang xã hội. Tuy nhiên, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mới chấp thuận chủ trương cho phép chuyển đổi 6 dự án, ngoài ra còn 6 dự án đang tiếp tục xem xét, 3 dự án không đủ điều kiện. Như vậy, tính đến thời điểm này, Hà Nội, có 25/30 dự án nhà ở thương mại được điều chỉnh cơ cấu, đạt số lượng khoảng 14.300 căn hộ, tăng trên 4.400 căn.

Theo dự kiến đến năm 2015, Hà Nội sẽ hoàn thành khoảng 10.703 căn nhà ở xã hội. Trong đó có 3.917 căn hộ đã hoàn thành của 8 dự án đã được chấp thuận đầu tư; 3.998 căn của 4 dự án đang triển khai thực hiện; 2.797 căn của 3 dự án đã được phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Trong khi đó, tính đến tháng 12/2013, Hà Nội đã nhận được tổng số 12.870 trường hợp đăng ký mua nhà ở xã hội, ước tính đến năm 2015 còn thiếu khoảng 2.167 căn hộ.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước đang triển khai 124 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn hộ. Trong số này có 85 dự án dành cho người thu nhập thấp, tương đương 51.895 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng. Cùng đó là 39 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, có quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng.
Đọc tiếp…

Căn hộ Xphomes thuộc khu đô thị Tân Tây Đô

16:40 |

“Nhà giá rẻ chất lượng thấp” là tâm lý phổ biến của khách hàng trong phân khúc bình dân. Với cách làm mới, sau 2 năm xây dựng dòng sản phẩm căn hộ xpHOMES sắp được chủ đầu tư chính thức ra mắt thị trường bất động sản phía tây Hà Nội khẳng định chất lượng ở phân khúc vừa túi tiền 800 triệu - 1,2 tỷ đồng/căn (diện tích từ 76-107m²). Đây là những sản phẩm được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới về chất lượng xây dựng và tiện ích căn hộ cho phân khúc căn hộ giá trung bình của thị trường.


Logo dòng sản phẩm xpHOMES chuẩn bị ra mắt thị trường
Khảo sát hiện trường thi công cho thấy chủ đầu tư đã chủ động trang bị các thiết bị và vật liệu cao cấp cho dòng sản phẩm “vừa túi tiền” ngay giữa lúc thị trường bất động sản khó khăn nhất. Công trường dự án đang triển khai lắp đặt hệ thống thang máy Mitsubishi sản xuất tại Thái Lan, thiết bị vệ sinh Inax, sơn ngoài trời Dulux Weathershield Professional, camera giám sát tại các tầng. Hệ thống cửa cũng đang được lắp đặt. Dây cáp quang, cáp đồng trục và dây thoại nội bộ đã được thi công xong vào mỗi căn hộ của tòa nhà.

Căn hộ tiện nghi, chuẩn mực mái ấm Việt hiện đại (Ảnh minh họa)
Căn hộ tiện nghi, chuẩn mực mái ấm Việt hiện đại (Ảnh minh họa)
Chủ đầu tư dự án là công ty xây dựng chuyên nghiệp đã khẳng định uy tín trong dự án phát triển nhà ở trước đó. Chủ đầu tư được đánh giá trong top 50 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam năm 2012 và 2013 (do Vietnam Report tổ chức). Hiện tại, dòng sản phẩm căn hộ xpHOMES được ba ngân hàng là MB Bank, VP Bank và GP Bank cam kết hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho người mua nhà. xpHOMES dự kiến được bàn giao cho khách hàng trong Quý I/2014.
Đọc tiếp…

Những công trình có thiết kế ấn tượng

15:45 |

Kiến trúc sư hiếm khi thiếu sự sáng tạo nhưng họ thường thiếu sự tự do để có thể mặc sức khai thác khả năng sáng tạo của mình. Khách hàng luôn đặt ra những yêu cầu, không gian xây dựng luôn có những quy chuẩn… Điều đó khiến kiến trúc sư phải thỏa hiệp giữa ý tưởng sáng tạo và điều kiện thực tế.

Nếu những giới hạn đó được dỡ bỏ, các kiến trúc sư sẽ cho ra đời những tòa nhà độc đáo tới mức nào? Một dự án kiến trúc mang tên “Solo Houses” (Những ngôi nhà độc lập) do nghệ sĩ ý tưởng Christian Bourdias khởi xướng đã mời 10 nhóm kiến trúc sư tới thiết kế xây dựng tại khu tự trị Catalonia, Tây Ban Nha. Ở đây, họ được toàn quyền tự do thiết kế.
Những công trình kiến trúc dần mọc lên ở Catalonia không giống với những ngôi nhà bình thường, đó có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật của kiến trúc. Những công trình ấn tượng này sau khi hoàn tất đang được đem rao bán.
Kiến trúc sư người Bồ Đào Nha Didier Faustino vốn nổi tiếng với những công trình kiến trúc phá vỡ quy chuẩn thiết kế, mang đầy tính thử nghiệm. Tòa nhà Casa Faustino là một ví dụ điển hình với thiết kế giống như một con tàu không gian vừa đáp xuống một khu rừng.
Những tòa nhà có kiến trúc “không tưởng”
Những cửa kính lớn được thiết kế xung quanh tòa nhà đem lại cho người sử dụng tầm quan sát rộng ra không gian xanh ngát bao quanh. Ngoài ra, chủ nhân công trình cũng sẽ tiết kiệm được khá nhiều điện bởi với thiết kế như thế này, ánh sáng, nắng ấm sẽ giúp không gian sống tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên.
Những tòa nhà có kiến trúc “không tưởng”
Kiến trúc sư Faustino cho biết sàn nhà bằng gỗ sẽ giúp khung tòa nhà không phải chịu sức nặng lớn, nâng cao độ bền công trình. Ngoài ra, tường và trần đều được thiết kế với tư duy hình học, “thách thức” các quan niệm thông thường về trên - dưới, trái - phải sẽ giúp người sử dụng luôn cảm thấy sáng tạo trong không gian sống đặc biệt này.
Tòa nhà
Tòa nhà Casa Pezo hiện đã tìm được chủ nhân. Trong công trình đề cao tính đối xứng này, các gian phòng đều nằm ở một tầm cao đủ để người sử dụng có thể quan sát khắp không gian xung quanh. Bên cạnh tòa nhà ấn tượng còn có một khoảnh sân nhỏ và một bể bơi ngoài trời.
Kiến trúc sư người Chile - Mauricio Pezo cho rằng ý tưởng tự do trong kiến trúc thực tế mang tính lý thuyết nhiều hơn tính ứng dụng bởi dù khách hàng không đưa ra bất cứ yêu cầu nào thì điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng cũng sẽ buộc kiến trúc sư phải có những tính toán.
Từ địa điểm xây dựng, khung cảnh xung quanh, điều kiện khí hậu, phong cách sinh hoạt, phông văn hóa tại địa phương… Tất cả đó là những tiền đề để xây dựng nên một công trình hiệu quả.
Tòa nhà
Những đường nét gọn ghẽ, tối giản, chủ yếu sử dụng đường thẳng đem lại vẻ hiện đại, không bao giờ lỗi mốt cho công trình.
Nhìn từ xa, tòa nhà
Nhìn từ xa, tòa nhà Casa Fujimoto trông như thể một dàn giáo, một công trình xây dựng chưa hoàn thành. Thực tế, suy nghĩ đó cũng không hẳn sai. Kiến trúc sư người Nhật Sou Fujimoto đã thiết kế một hệ thống kính chèn giữa những thân cây được sắp xếp khéo léo cho thật kiên cố.
Ý tưởng của công trình là để những ngọn gió được tự do luân chuyển trong không gian tràn đầy ánh sáng.
Nhìn từ xa, tòa nhà
Casa Fujimoto vừa là nơi trú ngụ vừa là nơi giao hòa với thiên nhiên. Kiến trúc cũng có phần giống với thời trang khi đi hết một vòng phát triển, giờ đây, thiết kế đỉnh cao lại tôn trọng sự đơn giản với những tiêu chí rất cơ bản.
Nhìn từ xa, tòa nhà
Hai kiến trúc sư người Bỉ Kersten Geers và David Van Severen cũng rất tôn trọng sự giao hòa với thiên nhiên trong quá trình thiết kế tòa nhàCasa Office KGDVS. Ngay khi tới thăm địa điểm xây dựng, hai kiến trúc sư đã có ngay ý tưởng phác thảo ban đầu.
Nhìn từ xa, tòa nhà
Kiến trúc sư Van Severen chia sẻ: “Những tòa nhà đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc nhất chưa chắc đã là những tòa nhà tiện nghi nhất. Đôi khi người sử dụng phải chấp nhận lựa chọn một trong hai. Đa số các tòa nhà trong dự án Solo Houses đều tôn trọng không gian thiên nhiên xung quanh, vì vậy thiết kế kiến trúc lúc này trở về với những gì đơn giản, cơ bản nhất”.
Hai kiến trúc sư người Mỹ Sharon Johnston và Mark Lee, tác giả của tòa nhà
Hai kiến trúc sư người Mỹ Sharon Johnston và Mark Lee, tác giả của tòa nhà Casa Johnston Marklee cho rằng bản thân địa điểm xây dựng đã chứa đựng sức mạnh thiết kế riêng. Chính điều kiện tự nhiên ở đây đã đặt ra những yêu cầu cho thiết kế.
Khung cảnh ở Catalonia tuyệt đẹp, tựa như một bức ảnh phong cảnh panorama trải dài, vì vậy thiết kế hình lùm cây đã xuất hiện với mong muốn người sử dụng có được tầm nhìn rộng nhất. Bản thân tòa nhà cũng hòa nhập với thiên nhiên xung quanh nó.
Hai kiến trúc sư người Mỹ Sharon Johnston và Mark Lee, tác giả của tòa nhà
Nội thất bên trong cũng được kết nối một cách mềm mại, không có vách tường ngăn. Các tấm kính bao quanh cũng có thể trượt đi để tạo thành một không gian mở, ngập tràn nắng gió.
Theo quan điểm của kiến trúc sư Mark Lee: “Việc coi kiến trúc như một môn nghệ thuật là điều quan trọng thứ hai bởi ưu tiên số một phải là sự thoải mái đối với người sử dụng. Tiêu chí công năng không được phép thỏa hiệp bởi một công trình thành công phải là một công trình khiến người sử dụng cảm thấy thích thú và giúp họ tận hưởng cuộc sống”.
Mái nhà được thiết kế với bể bơi ngoài trời cùng tầm nhìn thoáng rộng.
Mái nhà được thiết kế với bể bơi ngoài trời cùng tầm nhìn thoáng rộng.
Hai kiến trúc sư người Mỹ Michael Meredith và Hilary Sample là tác giả của tòa nhà hình học
Hai kiến trúc sư người Mỹ Michael Meredith và Hilary Sample là tác giả của tòa nhà hình học Casa Mos trải dài giữa một đồng cỏ. Casa Mos bao gồm 5 khối nhà hình chữ T lộn ngược.
Hai kiến trúc sư người Mỹ Michael Meredith và Hilary Sample là tác giả của tòa nhà hình học
Khác với những công trình ở trên, Casa Mos có những góc nhìn đứt đoạn bởi không gian được phân tách thành những khoảng không riêng tư. Casa Mos có sân trước với bể bơi ngoài trời, sân giữa, sân sau và cả một khu vườn trên mái nhà để người sử dụng có thể lên đây quan sát toàn cảnh không gian xung quanh.
Đọc tiếp…