The Van Phu - Victoria

11:16 |
The Van Phu - Victoria là khu tổ hợp cao tầng hiện đại nằm tại trung tâm Khu đô thị mới Văn Phú, gồm 8 tòa tháp thuộc các khối công trình CT9, CT7, C6 (do Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư), CT10-11 (do PVR - nhà đầu tư thứ cấp thực hiện). 
Được thiết kế dựa trên hình tượng nữ thần chiến thắng Victoria, các tòa tháp The Van Phu - Victoria mang dáng vẻ kiêu sa và những đường cong mềm mại, nằm trải dọc hai bên đường Phúc La - Văn Phú, là điểm nhấn của Khu đô thị mới Văn Phú và quận Hà Đông. 
Bắt đầu khởi công từ năm 2009, The Van Phu – Victoria đang được xem là nơi kiến tạo một cuộc sống mới, hiện đại, văn minh trong lòng quận Hà Đông với nhiều tiện nghi vượt trội, thông minh. Những căn hộ đa dạng về diện tích, tuân thủ phong thủy với những góc nhìn tuyệt đẹp, tràn ngập nắng gió sẽ cho bạn nhiều lựa chọn phù hợp trong tầm tay.

Phối cảnh chung cư Văn Phú Victoria

Thông tin cơ bản về dự án

Tên dự ánThe Văn Phú VictoriaTư vấn giám sát thi công: Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng (CONINCO)
Vị trí: Nằm trong Khu đô thị Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà NộiTư vấn đầu tư: Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Việt Nam (CDC)
Loại hình: Căn hộ chung cưQuy mô: Gồm 8 tòa tháp CT9, CT7, C6, CT10-11. Riêng khối CT9 đang xây dựng gồm 3 tòa cao 39 tầng với diện tích đất 15.045 m2, diện tích sàn 209.877m2 (không kể tầng hầm)
Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Văn Phú – InvestGiá bán: Từ 14- 21 triệu/m2
Đơn vị thiết kế ý tưởng: Tập đoàn Nihon Sekkei (Nhật Bản)Năm khởi công: 2010
Đơn vị tư vấn quản lý: Apave Đông Nam ÁNăm hoàn thành: Khối CT9 hoàn thành trong năm2013
Tư vấn thiết kế kết cấu: WSP Group (Anh)
Vị trí
Chung cư Văn Phú Victoria nằm trong quần thể Khu đô thị Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Kết nối giao thông:
Từ Văn Phú Victoria có thể kết nối với nhiều tuyến giao thông huyết mạch: Đường Vành đai 3,5 (đường Phúc La – Văn Phú), đường Lê Văn Lương kéo dài, đường Quang Trung (Quốc lộ 6), đường Lê Trọng Tấn, Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, Đường 70 Pháp Vân, Đường sắt cao tốc trên cao Cát Linh Hà Đông…
Vị trí dự án Văn Phú Victoria
Vị trí Văn Phú Victoria
  • Cách Ngã tư sở khoảng: 5km
  • Cách Khu đô thị Văn Quán: 2,5km
  • Cách chợ Hà Đông gần: 2km
  • Cách Bệnh viện 103, Viện bỏng Quốc gia: 2,5km
  • Cách Bệnh viện quận Hà Đông : 1.42Km
  • Trong bán kính từ 1,5 đến 2,5km là hệ thống các trường tiểu học, trung học gồm:
    - Trường tiểu học, THCS Lê Lợi
    - Trường tiểu học, THCS Kiến Hưng
    - Trường THCS Văn Yên
    - Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
Kết nối khu vực:
  • Phía Đông Nam tiếp giáp Khu Công viên cây xanh, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí quy mô 100ha
  • Phía Đông Bắc tiếp giáp với Khu trung tâm hành chính mới của quận Hà Đông, siêu thị METRO và Melinh Plaza
  • Phía Tây tiếp giáp dự án Deawoo – Cleve của Tập đoàn Xây dựng Inpyung (Hàn Quốc).

Quy mô

Chung cư Victoria Văn Phú là khu tổ hợp cao tầng hiện đại gồm 8 tòa tháp thuộc các khối công trình CT9, CT7, C6 (do Văn Phú – Invest làm chủ đầu tư), CT10-11 (do PVR – nhà đầu tư thứ cấp thực hiện).
Cụ thể, khối CT9 đang được xây dựng gồm 3 tòa tháp cao 39 tầng với diện tích đất 15.045 m2, diện tích sàn 209.877m2 (không kể tầng hầm).
Cơ cấu tầng gồm:
  • Tầng hầm 1-2: Bãi đỗ xe và kỹ thuật.
  • Tầng 1-4 (khối đế liên thông): Trung tâm thương mại.
  • Tầng 5: Không gian sinh hoạt cộng đồng, các dịch vụ trong nhà và ngoài trời.
  • Tầng 6 – 37: Các căn hộ.
  • Tầng 38 – 39: Căn hộ penthouse
Căn hộ Victoria Văn Phú  gồm 6 loạidiện tích và 2 kiểu Penthouse:
  • Căn hộ loại A: Diện tích 117,2m2
  • Căn hộ loại B: Diện tích 95,3m2
  • Căn hộ loại C: Diện tích 102m2
  • Căn hộ loại D: Diện tích 116,2m2
  • Căn hộ loại E: Diện tích 212,3m2
  • Căn hộ loại F: Diện tích 234,8m2
TƯ VẤN MUA BÁN CHUNG CƯ VĂN PHÚ VICTORIA
Hotline mua bán chung cư Victoria Văn Phú
Ms Quỳnh: 0989 88 79 98
Phối cảnh khối CT9 Văn Phú Victoria
Tổng quan Tòa CT9 Văn Phú Victoria

Tiện ích:

Là trung tâm của một khu đô thị đang hoàn thiện, The Van Phu – Victoria được thừa hưởng mọi tiện ích từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn đô thị loại 1,  hệ thống các công trình xã hội đồng bộ, đã đưa vào sử dụng.
  • Trung tâm thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí: Được bố trí ngay tại tầng dưới của tòa nhà, với nhiều thương hiệu nổi tiếng đáp ứng nhu cầu shoping, ẩm thực, Spa, cafe và quán ba.
Bể bơi chung cư Victoria Văn Phú
Bể bơi chung cư Victoria Văn Phú
Cảnh quan, cây xanh chung cư Văn Phú
Cảnh quan, cây xanh
Không gian Văn Phú Victoria
Không gian xung quanh

Khu vực lân cận Văn Phú Victoria
Hệ thống các Trung tâm thương mại lân cận
Trung tâm thương mại tòa Văn Phú Victoria
Trung tâm thương mại của tòa nhà
  • Giáo dục y tế, bệnh viện, trường học: Hệ thống bệnh viện, trường học theo tiêu chuẩn quốc tế, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và giáo dục cho toàn bộ cư dân của đô thị.
Trường Mầm non Văn Phú Victoria
Trường Mầm non Văn Phú Victoria
Trường Tiểu học Văn Phú Victoria
Trường Tiểu học Văn Phú Victoria
Trường THCS Văn Phú Victoria
Trường THCS Văn Phú Victoria

  • Thang máy: Hệ thống thang máy tốc độ cao tốc được thiết kế phục vụ cho từng local theo trục đứng. Gồm 19 thang máy dành cho khu nhà ở, 7 thang máy và 6 thang cuốn dành riêng cho khu thương mại.
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy: Các tòa nhà sử dụng vật liệu và thiết bị phòng chống cháy nổ tiên tiến nhất. Hệ thống cảnh báo thông minh sẽ tự động cảnh báo theo cấp độ nguy hiểm về trung tâm xử lý.
  • Hệ thống nước sạch theo tiêu chuẩn đô thị loại 1, được cấp bởi Nhà máy nước Hà Đông và Nhà máy nước La Khê. Nguồn điện được đấu nối cùng với nguồn cung cấp điện cho thủ đô Hà Nội, trạm biến áp 220kv Ba La và trạm 110kv Văn Quán.
  • Hệ thống an ninh security đặt ở tầng hầm tầng 1 có chức năng giám sát từ xa 24/24 qua hệ thông camera đa tầng, cảnh báo và hướng dẫn an ninh tự động khi có sự cố xảy ra.
  • Bãi đỗ xe được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản và bố trí tại hai tầng hầm. Ngoài ra còn có các bãi đỗ xe trong khu đô thị, các điểm đỗ xe trước khối đế tòa nhà và các điểm trông giữ xe lân cận.
Đọc tiếp…

Muốn bán được hàng cứ chia nhỏ căn hộ

11:12 |
Việc UBND TP. Hà Nội cho phép chia nhỏ diện tích căn hộ tại một số dự án ngay lập tức đã tác động tích cực đến việc bán hàng tại những dự án này cho thấy tính hiệu quả của chính sách. Tuy nhiên, từ chính sách đến thực tế triển khai cũng còn nhiều rào cản.

Chính sách hay nhưng… quá chậm

Tại báo cáo kinh tế - xã hội mới đây của TP. Hà Nội, địa phương này cho biết, đã xem xét điều chỉnh cơ cấu căn hộ thương mại đối với 14 dự án trên địa bàn. Theo đó, 4.051 căn hộ sẽ được điều chỉnh diện tích thành 5.976 căn.

Đến thời điểm hiện tại, một số dự án đã chính thức được chia tách diện tích căn hộ, một số đã có chủ trương nhưng chưa hoàn tất các thủ tục.

Thừa nhận việc cho phép chia tách căn hộ là một chính sách tốt, gỡ khó cho DN và thị trường bất động sản, song ông Nguyễn Hữu Đường, đại diện chủ đầu tư Dự án Hòa Bình Green City tại 505 Minh Khai (Hà Nội) lại cho rằng, việc triển khai chính sách này trên thực tế quá chậm, thời gian để DN hoàn tất các thủ tục quá dài.

Ông Đường cho biết, Dự án Hòa Bình Green City đã mất 6 tháng kể từ khi đề xuất xin cơ cấu diện tích căn hộ đến khi có quyết định đồng ý. Hiện tại, dù đã đã được Thành phố phê duyệt cho cơ cấu căn hộ, nhưng DN vẫn chưa thể thực hiện việc chia tách, do còn phải chờ sự phê duyệt của Sở Quy hoạch và Kiến trúc cùng nhiều thủ tục hành chính liên quan khác.

Dự án căn hộ nhỏ, vừa túi tiền sẽ phù hợp với khả năng chi trả của người có nhu cầu

Trong khi đó, ông Vũ Công Hưng, Thành viên HĐQT Licogi 16, chủ đầu tư Dự án tòa nhà đa năng tại ô đất D25, khu đô thị Cầu Giấy (một trong 14 dự án được cho phép cơ cấu căn hộ) cũng cho rằng, thời gian 3 tháng để Công ty làm thủ tục xin chuyển đổi diện tích căn hộ tại dự án do Licogi 16 làm chủ đầu tư là quá dài. Thời gian này đã làm gián đoạn nhiều công đoạn thực hiện dự án của DN, đồng thời làm mất đi một lượng khách hàng của đơn vị.

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà (thuộc Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, chính sách cho phép DN được cơ cấu lại diện tích căn hộ đã có quy định trong Nghị quyết 02/2013 của Chính phủ. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng có Thông tư hướng dẫn thực hiện. Vì thế không có chuyện thời gian xem xét một dự án được cơ cấu căn hộ kéo dài đến 6 tháng như phản ánh.

“Điều kiện cho phép dự án được cơ cấu lại diện tích căn hộ đã có quy định đầy đủ tại Nghị quyết 02, như: dự án đã có đất sạch, chưa huy động vốn hoặc huy động rồi thì phải có ý kiến khách hàng… Việc xem xét sẽ căn cứ theo hồ sơ dự án có đủ điều kiện hay không”, ông Đạm nói và khẳng định, Sở Xây dựng sẵn sàng đối thoại với những chủ đầu tư còn có vướng mắc.

Ngoài ra, ông Đạm cũng cho biết, ngoài 14 dự án đã được đề xuất, hiện còn khoảng 5 dự án Sở Xây dựng đang xem xét hồ sơ để trình lên tổ công tác cho phép cơ cấu lại diện tích căn hộ.

Được chia là hút khách

Dù dự án đã chính thức thực hiện hay mới chỉ được đồng ý về mặt chủ trương, thì việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ đã cho thấy hiệu quả của chính sách này trên thực tế.

Khảo sát của Đầu tư Bất động sản tại một số dự án nằm trong danh sách được cơ cấu lại diện tích căn hộ cho thấy, đây đều là những dự án thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng, thậm chí một số dự án còn nằm trong Top đầu thị trường về tính thanh khoản của sản phẩm.

Cụ thể, tại Dự án CT2 Trung Văn của Vinaconex3, được cho là dự án đầu tiên tại Hà Nội chính thức được chia tách diện tích căn hộ, những căn hộ sau khi chia tách đã được các nhà đầu tư mua hết chỉ sau một thời gian ngắn chính thức mở bán.

Một dự án khác cũng nằm trong danh sách được cơ cấu lại căn hộ là Dự án Hòa Bình Green City (của chủ đầu tư Hòa Bình Group). Sau khi thực hiện việc chia tách, 100% căn hộ của dự án này đều có diện tích từ 60 - 70 m2 đã tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với khách hàng. Theo thông tin từ DN, 200 căn (chiếm khoảng 40% số lượng căn hộ) đã được giao dịch thành công ngay sau khi dự án được tái khởi động và mở bán.

Thậm chí, một dự án mới làm xong phần móng công trình, như Dự án Golden West, của CTCP Thương mại Việt (trên ô đất 2.5 HH đường Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân), đơn vị phân phối cũng bán được cả trăm căn hộ chỉ sau 2 tuần giới thiệu bán hàng…

Sẽ “hồi sinh” nhiều dự án

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, bà Nguyễn Thị Diệu Hằng, Phó tổng giám đốc Vinaconex3 cho rằng, chính sách cho phép DN được cơ cấu lại diện tích căn hộ là một chính sách hợp lý, không chỉ giúp DN cải thiện thanh khoản cho chính dự án, mà qua đó giúp DN cải thiện dòng tiền, có nguồn để “hồi sinh” các dự án khác đang gặp khó khăn về vốn.

“Chủ trương cho phép chia nhỏ căn hộ đã gỡ khó cho cả DN, khách hàng cũng như đơn vị phân phối”, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, đơn vị độc quyền phân phối căn hộ Dự án Golden West chia sẻ và cho rằng, khi thị trường khó khăn, nếu DN vẫn nắm giữ căn hộ diện tích lớn sẽ khó bán được sản phẩm. Một khi sản phẩm không tiêu thụ được, đồng nghĩa với việc DN sẽ gặp khó khăn về vốn để tiếp tục triển khai dự án.

Trong khi với những căn hộ nhỏ, vừa túi tiền sẽ phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của những người có nhu cầu về nhà ở thực hơn. Như vậy, thanh khoản sản phẩm sẽ tốt hơn, DN sẽ có dòng vốn để triển khai dự án đúng tiến độ và giảm được áp lực về chi phí vốn vay.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn
Đọc tiếp…

Đại gia lừa đảo thang máy bị bắt

09:16 |

Là chủ công ty chuyên kinh doanh lắp đặt thang máy tên tuổi, Phạm Văn Định (Giám đốc Công ty TNHH thang máy Đại Nam Á) không nghĩ có lúc lại bị bắt khi đang trốn chui trốn nhủi trong căn nhà trọ tồi tàn. 


Cục Hậu cần (Quân khu V) ký hợp đồng với công ty Đại Nam Á (trụ sở tại đường Đỗ Quang, Đà Nẵng) về việc cung cấp lắp đặt thang máy. Giám đốc Định sau khi nhận gần 250 triệu đồng đã nhiều lần trì hoãn thực hiện hợp đồng. 
Tháng 8, sau 3 tháng chờ đợi, khách hàng ra “tối hậu thư” phải hoàn thành lắp đặt hoặc hoàn lại số tiền thì bất ngờ nhận được thông tin Định âm thầm bán nhà, đóng cửa công ty bỏ trốn khỏi địa phương. 
Nghi can Phạm Văn Định

Vụ việc được chuyển cho Cơ quan điều tra Khu vực 1 (Quân khu 5) thụ lý. Xác định Định có dấu hiệu “lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”, nhưng bỏ trốn khỏi địa phương, ngày 11/9 cơ quan điều tra ra quyết định truy nã đặc biệt.
Cùng lúc này, Công an quận Thanh Khê liên tiếp nhận trình báo của nhiều người về việc Định không thực hiện hợp đồng. Cùng gặp nhau tại cơ quan điều tra, những nạn nhân không khỏi té ngửa khi hay tin, vị giám đốc của một công ty lớn, sang trọng, có hàng chục công nhân và đi đến đâu đều quát tháo, thúc giục công nhân lại là kẻ lừa đảo, đang bị truy nã.
Ngoài việc cứ ký bừa hợp đồng, ứng tiền trước rồi “dông thẳng”, Định có nhiều chiêu chiếm đoạt tài sản kiểu “rút ruột” có một không hai. Nạn nhân Nguyễn Trịnh Lê (quận Hải Châu) cho biết có nhu cầu lắp đặt thang máy cho khách sạn mới xây nên nhờ đến Định là người “rất có uy tín”. 
Trước khi làm hợp đồng, Định còn dẫn khách đi tham quan các công trình mình từng lắp đặt. Mỗi lần như vậy, Định đều có người tháp tùng… khiến ông yên tâm, cho ứng toàn bộ tiền đầu tư, đồng thời giới thiệu thêm cho Định 3 mối “sộp” khác. 
Định lắp thang máy cho ông Lê, sau đó tiếp cận và ký kết hợp đồng với những mối do ông Lê giới thiệu. Khoảng nửa tháng sau, Định cùng một nhân viên nữa đến yêu cầu ông Lê cho bảo trì thang máy, tháo sạch các phụ tùng của thang máy đem về “bảo dưỡng”. Họ hẹn chủ nhà “một tuần sau quay lại”. 
Nhưng từ đó Định lặn mất tăm, khiến chiếc thang máy chỉ còn cái khung, đứng trơ một chỗ. Liên hệ số điện thoại của Định không được, ông Lê thử dò qua 3 nơi mình giới thiệu và mới biết 2 nơi Định lấy tiền rồi chưa thực hiện, một nơi chỉ có vỏ thang máy, còn ruột cũng được Định rút mang đi “bảo trì” như công ty mình.
Theo Công an quận Thanh Khê, Định mở công ty từ đầu tháng 3/2009. Từ những năm 2009 đến đầu năm 2012, Định thực sự “làm mưa làm gió” về thị trường thang máy ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. 
Không chỉ các công trình tư nhân lớn nhỏ, nhiều đơn vị nhà nước cũng đều yên tâm tìm đến và gửi gắm vào Định. “Ăn nên làm ra”, từ phận ở rể trong căn nhà cấp 4 trên một con hẻm nhỏ, Định xây nhà mặt tiền to tướng ở quận Hải Châu... 
Nhưng trong lúc thời thế đang thịnh, thu lợi nhiều cũng là lúc Định sa vào ăn chơi, cờ bạc, cá độ. Khoảng đầu năm 2012, Định lâm vào nợ nần nhưng vẫn không từ bỏ ăn chơi, tiêu xài hoang phí. Định đã lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của khách hàng với số tiền hàng chục tỷ đồng.
Sau khi cơ quan điều tra khu vực 1 ra quyết định truy nã đặc biệt với Định, xét thấy hành vi của nghi can không dừng lại chỉ một trường hợp, ngày 23/9 Phòng Cảnh sát truy nã (PC52) Công an Đà Nẵng đã xác lập chuyên án truy xét.
Lúc tiếp nhận hồ sơ, thông tin về Định quá mù mờ. Ở nơi đăng ký thường trú, gia đình Định đã bán nhà, rồi dọn đi đâu không rõ, công ty đóng cửa… các trinh sát PC52 phải nhờ đồng nghiệp ở Bình Định gửi hình ảnh từ chứng minh thư để có thể nhận dạng, đối chiếu.
Tiếp tục thu thập tư liệu, các trinh sát xác định, khoảng giữa năm 2013, vợ và con gái của Định liên tục bị nhiều giang hồ tìm đến đòi nợ, uy hiếp khiến phải bán nhà, sau đó di chuyển lên quận Liên Chiểu mua căn nhà nhỏ. 
Xác minh ở hơn 100 tổ thuộc các phường của quận Liên Chiểu, các trinh sát vẫn chưa lần ra được manh mối nào. Điều tra sau này cho thấy, đây là một thủ đoạn của Định nhằm đánh lạc hướng điều tra của công an. 
Nhờ đến các trinh sát địa bàn, cuối cùng cũng xác định được vợ của Định đang làm công nhân trong Khu công nghiệp Hòa Khánh và khả năng gia đình đã chuyển ra thuê trọ, sinh sống quanh khu vực trên. 
Tiếp tục mất nhiều ngày, các trinh sát mới mới nhận dạng được vợ Định trong số 4.000 công nhân nữ ra vào công ty mỗi ngày và đều đeo khẩu trang. Khi biết được vợ chồng Định đang ẩn náu trong khu trọ trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo ở khu vực phường Hòa Khánh Bắc, thậm chí nhiều lần nhìn thấy Định, nhưng do địa bàn không thuận lợi cho việc bắt giữ, các trinh sát mai phục đợi thời cơ thuận lợi khác.
Một ngày cuối tháng 10, trinh sát quyết định tiếp cận. Nơi con hẻm nhỏ, Định rời căn trọ ọp ẹp trên chiếc xe đạp, đeo khẩu trang ra đầu ngõ mua thuốc lá. Xe vừa dừng lại, lập tức 5 trinh sát có mặt, cất giọng: “Phan Văn Định, anh đã bị bắt”, bập chiếc còng sáng bóng vào tay. 
Tại cơ quan công an, Định khai vốn xuất thân cơ cực, nghèo khó ở Bình Định, nhưng không đầu hàng số phận. Một mình rời quê tự kiếm tiền đi học, tự thân mưu sinh, lập nghiệp ở đất Đà thành. 
Cảm mến Định, gia đình vợ Định sau này đã gả con gái cho, giúp sức để mở công ty. Làm ăn phát đạt, Định sa ngã bởi những cám dỗ tệ nạn. 
Cũng theo lời Định, anh ta không sợ cơ quan điều tra lần ra mình bằng việc sợ bọn giang hồ. “Nếu chẳng may để chúng lần ra nơi ở, với số nợ không trả được, tôi có thể bị đánh đến mất mạng”, Định nói. 
Hiện Định bị bàn giao Cơ quan Điều tra hình sự khu vực 1 (Quân khu 5) để tiếp tục làm rõ về hành vi “lạm dụng chiếm đoạt tài sản”.
Theo Pháp luật Việt Nam
Đọc tiếp…

Khu đô thị Trung Văn, Hà Nội: Dân kêu trời vì giá điện gấp 2 lần quy định

15:32 |
Hàng chục hộ dân đang sinh sống tại khu đô thị mới Trung Văn (Từ Liêm, Hà Nội) tá hỏa khi nhận được thông báo tạm dừng cung cấp điện, nước, dịch vụ quản lý tòa nhà. Điều đáng lưu ý là tại khu đô thị này đã hơn 2 năm người dân phải trả tiền điện giá cao gấp từ 1,5 đến 2 lần mức quy định…
Khu nhà CT4 Trung Văn. Ảnh: Tuấn Minh
Ông Trần Xuân Nga, Trưởng ban đại diện cư dân của tòa nhà chung cư CT4 cho biết, đã hơn 2 năm qua, người dân tại khu đô thị phải è cổ đóng tiền điện sinh hoạt từ 2.500 đến 2.700 đồng/kwh.
Ví dụ hộ bà Lê Thị Anh phòng 901C-CT4 tiền điện từ ngày 16/9 đến 16/10/2013 là 565.000 đồng tương ứng với lượng điện sử dụng là 206 kwh. Như vậy so với cách tính giá điện tại thời điểm đó thì bà Lê Thị Anh phải đóng cao hơn 230.000 đ (tương đương 70%).
Trong đơn kiến nghị gửi tới cơ quan chức năng, nhiều hộ dân tại đây phản ánh: Toàn bộ khu nhà có khoảng 150 căn hộ được đưa vào sử dụng từ tháng 8/2011.
Đại diện các hộ dân đã nhiều lần có đơn kiến nghị gửi chủ đầu tư và công ty quản lý dịch vụ đề nghị được mua điện trực tiếp từ ngành điện, nhưng đều được trả lời rằng, chủ đầu tư đang tiến hành làm thủ tục với Công ty Điện lực Từ Liêm!
Gần đây nhất, chủ đầu tư khẳng định là ngay trong tháng 10/2013, người dân sẽ được mua điện trực tiếp, không phải qua trung gian. “Ngay giữa trung tâm Thủ đô mà mong ước được mua điện trực tiếp, đúng giá nhà nước ban hành mà nhiều năm qua cũng vẫn chỉ là ước mơ!”-một người dân nhà tại CT4 nói.
Theo ông Nga, không chỉ phải nộp tiền điện giá cao ngất ngưởng qua trung gian như trên, các hộ dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, đang bị chủ đầu tư áp đặt về phí trông giữ ô tô, chủ đầu tư né tránh thành lập Ban quản trị, thiếu minh bạch trong sử dụng phí quản lý, phần diện tích sở hữu chung, diện tích tầng 1, phí bảo trì 2%…
Đùn đẩy trách nhiệm
Trong văn bản trả lời các hộ dân từ tháng 6/2012, Công ty CP Đầu tư-Xây dựng Hà Nội (Hancic) cho rằng, hiện nay công ty đang tiến hành bàn giao hệ thống điện cho Công ty Điện lực Từ Liêm bán điện sinh hoạt trực tiếp cho các hộ dân. “Tuy nhiên, do thủ tục và các bước thực hiện mất nhiều thời gian nên đến nay chưa hoàn thành”. Việc “bàn giao” khó khăn phức tạp đến mức mà sau hơn hai năm kể từ khi giao nhà đến nay vẫn chưa đến hồi kết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Công ty Điện lực Từ Liêm khẳng định, để xảy ra tình trạng này là do chủ đầu tư chậm bàn giao hệ thống lưới điện cho các khu nhà chung cư cho ngành điện quản lý.
“Đúng là nhiều hộ dân vẫn chưa được mua điện trực tiếp. Nguyên nhân là đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được bàn giao nên chưa thể bán điện trực tiếp được. Cứ bàn giao xong là chúng tôi bán ngay. Nguyên nhân thuộc về chủ đầu tư, chứ ngành điện luôn sẵn sàng phục vụ -đại diện lãnh đạo Điện lực Từ Liêm nói.
Cũng theo Điện lực Từ Liêm, hiện nay ở khu đô thị Trung Văn mới có 1 đơn nguyên đã bàn giao, còn tới 3 đơn nguyên chung cư cao tầng chưa bàn giao. “Phần tiền chênh do phải mua giá điện cao sau này người dân có được hoàn trả không?”-PV đặt câu hỏi. “Khi nào chúng tôi ký hợp đồng bán điện cho người dân thì chúng tôi tính tại thời điểm đó, còn trước đây chúng tôi bán danh nghĩa là cho chủ đầu tư”, Điện lực Từ Liêm giải thích.
Minh Tuấn – Tiền Phong
Đọc tiếp…

Giải quyết xung đột thị trường BĐS phải chờ “phép màu“?

15:27 |
Lúc thị trường trầm lắng, xung đột, mâu thuẫn trong thị trường bất động sản (BĐS) vốn tiềm ẩn nhiều năm mới có cơ bộc lộ. Và trong khi mâu thuẫn đang lan rộng, bùng phát với mức độ ngày thêm dữ dội thì dường như cơ quan hữu trách lại lúng túng trong cách giải quyết, càng làm “cái sảy nảy cái ung”.
Đụng đâu cũng có tranh chấp
GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC nhận định, có 6 dạng tranh chấp phổ biến trên thị trường BĐS. Một là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS mà chủ yếu có liên quan đến “sổ đỏ” gắn với giá giao dịch ghi trên hợp đồng thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường. Hai là, tranh chấp trong thực hiện các giao dịch về BĐS khi chưa có “sổ đỏ” đối với nhà thuộc dự án. 
Ba là, tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người góp vốn “mua nhà trên giấy” gắn với những rủi ro không được quản lý về cam kết giữa 2 bên (những rủi ro là hiện hữu khi thị trường không còn sôi động). Bốn là, tranh chấp chủ đầu tư dự án nhà chung cư và cư dân ở nhà chung cư về các không gian công cộng, chi phí dịch vụ và chất lượng dịch vụ. 
Năm là, tranh chấp giữa các bên liên kết, liên doanh trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển BĐS mà chủ yếu giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài. Sáu là, tranh chấp giữa chủ đầu tư ban đầu và các chủ đầu tư thứ cấp dưới dạng tổng công ty và công ty con, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án, bên nhập góp vốn đối với các dự án đầu tư.
Nhưng 6 loại tranh chấp này là những tranh chấp hiện hữu. Thị trường BĐS còn đang chứa đựng 2 loại tranh chấp mà mức độ phức tạp của nó còn “khó giải quyết” hơn nhiều – theo lời một chuyên gia tài chính. Đó là tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thương mại cho vay và góp vốn trong giải quyết nợ xấu gắn với phương thức đầu tư hoặc tài sản thế chấp. Ngoài ra, còn tranh chấp trong việc giải quyết nợ xấu liên quan đến tồn kho bất động sản giữa chủ đầu tư (sơ cấp, thứ cấp), ngân hàng và khách hàng góp vốn.
Giải quyết tranh chấp kiểu “con kiến mà leo cành đa”
Tranh chấp tràn lan nhưng giải quyết tranh chấp trên thị trường BĐS là “bài toán” đang không có lời giải. Bởi, hiện chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Hợp đồng, thỏa thuận ký giữa các bên thường không chặt chẽ và có nhiều khoảng trống, trong đó thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư (đặc biệt đối với các hợp đồng chủ đầu tư áp đặt mẫu hợp đồng đối với khách hàng)…
Xung đột trên thị trường là điều đã được tiên đoán, nhưng đến giờ, khi thị trường trầm lắng tạo cơ hội cho xung đột bộc lộ, thì theo Luật sư Nguyễn Trúc Hiền, Luật sư thành viên – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam (VILAF – Hồng Đức), nhiều vụ việc dường như bế tắc. “Khách hàng phân vân nếu kiện ngay thì được gì, vì nhà đang xây dở, chưa có hạ tầng, chưa có thang máy thang bộ, có lấy về cũng không sử dụng được. Còn nếu để một thời gian nữa mới kiện lại đối mặt với nguy cơ hết thời hiệu” – bà Hiền kể lại tình huống bà đã gặp. 
Kể cả trong trường hợp các bên liên quan phải sử dụng phương thức kiện ra tòa, nhưng nếu có được phán quyết của Tòa án thì khâu thi hành án đối với giao dịch BĐS cũng không đơn giản. “Tòa đưa ra phán quyết đình chỉ hợp đồng do chủ đầu tư chậm tiến độ nhưng doanh nghiệp lại không có khả năng hoàn trả tiền khách hàng đã góp vốn… Rất nhiều trường hợp không biết thi hành án ra sao khi Tòa buộc chủ đầu tư đang làm ăn lỗ hoặc tạm dừng dự án phải chia lợi nhuận bằng cổ phiếu theo thỏa thuận của hợp đồng góp vốn. Đây là điều không thể thực hiện được” – ông Đào Ngọc Chuyền, Trọng tài viên VIAC chia sẻ.
Đọc tiếp…

Chung cư cao cấp vẫn sống tốt

09:22 |

Nhiều ý kiến cho rằng căn hộ cao cấp đang bị đẩy vào ngõ cụt với lượng tồn kho lớn khi mà phân khúc căn hộ cấp thấp thời gian gần đây đang có lượng thanh khoản tương đối tốt. Song thực tế, thị trường đã và đang liên tiếp đón nhận những dự án cao cấp ra hàng.

Liên tiếp mở bán
Khảo sát tại các sàn bất động sản (BĐS) cho thấy, từ trung tuần tháng 10 đến nay, doanh số bán hàng của phân khúc cao cấp có nhiều tín hiệu khả quan khi lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Điển hình, Dự án Discovery Complex (320 Cầu Giấy), mở bán hôm 13/10 với giá 27 triệu đồng/m2 (chưa VAT) đến nay đã giao dịch thành công gần 50 căn. Dự án Hà Đô Park View (Trần Thái Tông) cũng hết hàng mặc dù mới xây qua tầng 10. Còn tại Dự án Mandarin Garden (Trung Hòa), theo thông tin từ chủ đầu tư Hòa Phát, hơn 80% số căn hộ cũng đã có chủ. Gần đây nhất, ngày 16/11, Công ty CP Đất Xanh Miền Bắc mở bán 120 căn hộ cao cấp Golden West (số 2 Lê Văn Thiêm) do Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) làm chủ đầu tư, đến nay, đã có 95/120 căn được chốt hợp đồng.
Đánh giá việc phân khúc căn hộ cao cấp bắt đầu có chuyển động sau một thời gian dài trầm lắng, ông Vũ Cương Quyết - Giám đốc Công ty Đất Xanh Miền Bắc cho rằng: "Mỗi phân khúc đều có đối tượng riêng, vì vậy, trong 3 năm qua dù thị trường căn hộ cao cấp rơi vào cảnh trầm lắng, giao dịch chậm nhưng không hẳn không có khách. Bởi thực tế cho thấy, các dự án đã hoàn thiện, có cơ sở hạ tầng đầy đủ và vị trí dự án nằm tại khu vực trung tâm, vẫn bán được hàng".
Thị trường căn hộ cao cấp tiếp tục chuyển động sau một thời gian trầm lắng. Trong ảnh: Tòa nhà căn hộ cao cấp Indochina Plaza.

Theo ông Michael Piro - Giám đốc điều hành Vietnam Sotheby's International Realty: "Thị trường căn hộ cao cấp vẫn khó, nhưng không phải không có cơ hội. Diễn biến gần đây, thị trường này còn có những tín hiệu khả quan, không hề "đóng băng" như nhiều người vẫn tưởng".
Phải thực sự là cao cấp
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hầu hết các dự án chung cư cao cấp đều có lợi thế về vị trí, cơ sở hạ tầng xung quanh nên khi chủ đầu tư có những động thái giảm giá, hỗ trợ khách hàng thì việc phân khúc này được người mua lựa chọn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây không phải lý do chính khiến khách hàng xuống tiền mua căn hộ cao cấp, mà mấu chốt chính là các dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.
Thực tế, cuộc đua giảm giá bán căn hộ gần đây không còn phổ biến, thay vào đó các chủ dự án cao cấp đã và đang định vị lại thị trường, chuyển hướng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, tiến độ thi công, thậm chí sẵn sàng chịu phạt nếu sai cam kết về tiến độ, chất lượng.
Ngoài ra, khi thị trường đóng băng, các chủ đầu tư cũng tự rút ra bài học: Người tiêu dùng hiện nay chỉ mua nhà để ở. Do đó, người mua hướng vào phân khúc cao cấp là hướng đến những giá trị, tiện ích thực sự phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống thiết thực. Nói cách khác, người mua hiện nay chỉ chọn những dự án mà họ được hưởng lợi từ vị trí, dịch vụ, cơ sở hạ tầng đồng bộ, môi trường và chất lượng sống văn minh, hiện đại.
Vì thế, chủ đầu tư, đơn vị kinh doanh phân khúc căn hộ cao cấp phải khẳng định tên tuổi của mình và thu hút người mua bằng chính chất lượng của sản phẩm, chứ không phải chạy theo những cú giảm giá "sốc" trên thị trường. Có như vậy, dù thị trường khó khăn thì những dự án chất lượng như Landmark Tower, Indochina Plaza, Thăng Long Numbere One... vẫn sẽ luôn được khách hàng đón nhận.
(Theo KTĐT)
 
Đọc tiếp…

Dự án mới mở bán của “Đại gia điếu cày” lèo tèo khách

10:51 |
Trái ngược với khung cảnh tấp nập của sàn Mường Thanh khi mở bán dự án mới trước đây, chiều 18/11, 'Đại gia điếu cày" chính thức mở bán tòa CT12B chung cư Kim Văn – Kim Lũ vẫn với chiêu chênh giá 10- 70 triệu đồng/căn, nhưng người muốn mua ở rất ít.
Thậm chí, ngay cả một số dân môi giới cũng không màng đến chuyện buôn bán nhà của đơn vị này.
Buổi chiều ngày 18/11 -  ngày chính thức mở bán tòa CT12B dự án chung cư Kim Văn – Kim Lũ nằm trên đường Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội) lèo tèo khách đến mua thực. Theo quan sát của PV, lượng người có mặt tại sàn Mường Thanh (Linh Đàm, Hà Nội) chủ yếu là “cò” tại các sàn khác nhau đến mua đi, bán lại và nhập thêm hàng từ những suất ngoại giao. Tuy nhiên, số lượng các “cò” đến sàn Mường Thanh tại lần mở bán này kém sôi động và giảm hơn so với lần mở bán dự án VP5 Linh Đàm.
Sàn Mường Thanh lèo tèo khách mua, chỉ chủ yếu là "cò"
Nếu như các lần mở bán trước khách hàng được cò đất tấp nập “chăm sóc” mời chào ngay từ bãi gửi xe thì lần này chẳng có ai, phải vào tận sảnh tầng 1 mới có “cò” giới thiệu. Điện thoại cho một “cò” từng bán VP5 Linh Đàm vài tháng trước để hỏi giá bán CT12 Kim Văn – Kim Lũ đợt này thì nhận được câu trả lời: Bên mình không tham gia bán các căn hộ đợt này vì ế lắm!
Đợt bán lần này, chủ đầu tư đưa ra mức giá từ 10 – 14,5 triệu đồng/m2, tùy từng tầng. Chỉ có tầng cao nhất là tầng 42 mới có giá 10 triệu đồng/m2. Còn lại cứ 4 tầng thì chênh nhau từ 500.000 – 1 triệu đồng/m2, theo đó giá chênh các tầng, các căn cũng khác nhau. Cụ thể, các căn xấu thì có mức chênh từ 10-20 triệu đồng/căn, còn các căn đẹp thì mức chênh ở mức 50-70 triệu đồng/căn.
Giá chênh này thấp hơn giá chênh khi mở bán dự án VP5 Linh Đàm được các cò đất lý giải do vị trí dự án không đẹp bằng và thị trường cũng đang kém sôi động.
Trong vai một “cò” đi bán nhà, khó khăn lắm mới tìm được anh H. một khách đang tìm mua để ở, thế nhưng mục đích của vị khách này cũng chỉ đến xem giá cả và mức chênh ra sao chứ chưa muốn chốt căn nào. Lý do mà anh H. chưa chốt căn hộ vì nếu mua phải đến năm 2015 dự án nếu xây đúng tiến độ cam kết mới hoàn thành.
Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư của hàng loạt dự án nhà thương mại gắn mác giá rẻ như : Chung cư Đại Thanh, Chung cư Xa La, Dự án Kim Văn - Kim Lũ, Dự án VP5 Linh Đàm... Song, mỗi khi dự án ra hàng, các căn hộ gần như ngay lập tức được giới “cò” ôm hết để phân phối lại kiếm tiền chênh lệch. Còn cái giá cuối cùng đến tận tay người có nhu cầu thực mua để ở thì không hề “rẻ” như mức giá ban đầu chủ đầu tư đưa ra.
Đến thời điểm này, sau khá nhiều tranh chấp, khiếu nại căng thẳng về việc thiếu diện tích, giá chênh “cắt cổ”, quản lý tòa nhà kém…. tại nhiều dự án như Đại Thanh, Xa La của chủ đầu tư do ông Lê Thanh Thản làm giám đốc cùng với chiêu bán hàng quen thuộc "giá chênh" và phải mua qua “cò” dường như khiến người có nhu cầu thực đang dần chán ngán chủ đầu tư.

Vừa qua, sự việc nhiều cư dân tại dự án chung cư Đại Thanh tập trung đòi gặp chủ đầu tư để đối thoại về sự nhập nhèm trong cách tính diện tích căn hộ ở hợp đồng. Theo đó, một số căn hộ thì được tính từ tim tường đối với tường chung giữa các căn hộ, tính phủ bì đối với tường bao ngoài, cột, hộp kỹ thuật và tường chịu lực; một số căn hộ khác lại được tính từ tim tường chung và tim tường bao ngoài khiến diện tích căn hộ trên hợp đồng mua bán bị vênh từ 3 đến 5 m2 so với thực tế.
Tuy nhiên, dù xảy ra xô xát khiến khách hàng bị thương, nhưng những cư dân Đại Thanh vẫn chưa được đối thoại với chủ đầu tư.

Với những sự việc tai tiếng như thế, dự án mới mở bán của “đại gia điếu cày” kém khách cũng là điều đương nhiên.
Đọc tiếp…

Hà Nội: Bung hàng nghìn căn hộ giá "bèo"

10:48 |
Chủ đầu tư dự án chung cư Kim Văn – Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Đông) vừa tiếp tục tung ra thị trường 600 căn hộ chung cư diện tích nhỏ, giá dưới 15 triệu đồng/m2.

Động thái ra hàng thời điểm này của chủ đầu tư nhằm đón đầu dòng tiền từ gói 30 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Theo đó, các căn hộ chào bán đợt này đều có diện tích 45-73,6m2, giá thành được chào bán giao động từ 11-14 triệu đồng/m2 (bao gồm thuế VAT). Tổ hợp chung cư CT 12B Kim Văn Kim Lũ được thiết kế cao 43 tầng nằm trong khu đô thị Kim Văn Kim Lũ.


Trước đó, thị trường Hà Nội cũng đã đón nhận làn sóng mở bán của nhiều chủ đầu tư với dòng sản phẩm chủ đạo căn hộ diện tích nhỏ, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. Đơn cử như dự án The Van Phu - Victoria (Hà Đông) có giá khá từ 14,5 triệu đồng/m2 đã bao gồm VAT và 2% phí bảo trì. Dự án chung cư CT1B Tân Tây Đô, CT12 Văn Phú, Nam Xa La giá từ 560 triệu đồng đến 980 triệu đồng. CT2A Tân Tây Đô (Đan Phượng) có giá chưa đầy 700 triệu đồng/căn, đã bao gồm VAT và nội thất cơ bản. Dự án Sails Tower chuẩn bị bàn giao nhà, giá căn hộ được chào bán từ 16,5 triệu đồng/m2. 

Theo nhận định của nhiều chủ đầu tư, cuối năm là thời điểm những khách hàng có nhu cầu về nhà ở thực quyết định mua nhà. Đây cũng là thời điểm dòng kiều hối lớn đổ về, nên thị trường căn hộ, nhất là những dự án đang hoàn thiện, đang trong giai đoạn bàn giao sẽ được nhiều khách hàng quan tâm.  Đặc biệt, một số phân khúc, nhất lại tại các dự án có tiến độ tốt, sẽ tăng mạnh thanh khoản từ nay đến cuối năm. 

Chính vì xác định được xu hướng thị trường, nhiều chủ đầu tư đã liên tục mở bán trong thời gian qua. Trong khi đó, nhiều đơn vị phân phối cũng cho biết, đang tích cực trong việc tìm kiếm và đưa nguồn hàng chào bán ra thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách mua nhà trong dịp cuối năm.
Đọc tiếp…

Chung cư giá rẻ “nhuốm bệnh”

16:41 |
Cùng với sự thất vọng dành cho một số chung cư giá rẻ tại TPHCM, tại Hà Nội dự án nhà ở giá rẻ đình đám Đại Thanh cũng khiến nhiều cư dân từ chỗ vui mừng khi mua được nhà ở với mức giá hợp lý quay sang vỡ mộng. Theo nhiều chuyên gia, các dự án nhà ở thương mại giá thấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên người dân cần cẩn trọng khi mua nhà.
Vỡ mộng
Được mở bán với mức giá chỉ từ 10 triệu đồng/m2, chung cư Đại Thanh đã nhanh chóng gây nên “cơn bão” trên thị trường BĐS. Không chỉ gây sốt với người mua, hiệu ứng giảm giá cũng nhanh chóng lan tỏa toàn thị trường. Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư bàn giao nhà, hàng loạt tranh chấp liên tục xảy ra liên quan đến cách tính diện tích căn hộ, thuế, phí quản lý... của chủ đầu tư.
Tranh chấp lên đến đỉnh điểm vào ngày 26-10 khi hàng trăm dân cư của dự án chung cư Đại Thanh tập trung trước Sàn giao dịch Mường Thanh chăng băng rôn tố cáo chủ đầu tư giao nhà thiếu diện tích và đề nghị được đối thoại với ông Lê Thanh Thản, Giám đốc Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu.
Theo phản ánh của khách hàng, chủ đầu tư đã nhập nhèm trong việc tính diện tích căn hộ. Một số căn hộ được tính từ tim tường đối với tường chung giữa các căn hộ, tính phủ bì đối với tường bao ngoài, cột, hộp kỹ thuật và tường chịu lực.
Một số căn hộ khác lại được tính từ tim tường chung và tim tường bao ngoài khiến diện tích căn hộ trên hợp đồng mua bán bị vênh 3-5m2 so với thực tế. Chính vì vậy, hàng trăm khách hàng đã yêu cầu chủ đầu tư cần phải tính lại diện tích căn hộ và giảm 50% thuế VAT theo Thông tư 141 vừa ban hành. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã từ chối đối thoại dẫn đến xô xát và một số khách mua nhà đã bị thương.
Tình hình căng thẳng đến mức Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có Công văn  2276/BXD-QLN gửi UBND TP Hà Nội đề nghị TP chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan khẩn trương tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án, có văn bản báo cáo trước ngày 10-11.
Trước đó, giải thích về việc 1 dự án có đến 2 loại hợp đồng, ông Lê Thanh Thản cho rằng “chung cư CT6 và một số ở dự án Đại Thanh có 2 loại hợp đồng là do sai sót trong khâu đánh máy. Doanh nghiệp có quá nhiều dự án, không có thời gian để thống kê bao nhiêu hợp đồng "đánh máy sai". Còn việc người dân thích khiếu kiện cứ tiến hành”.
Cần cẩn trọng
Trên thực tế, ngoài chung cư Đại Thanh, thị trường BĐS Hà Nội còn xuất hiện rất nhiều dự án nhà ở thương mại giá rẻ. Có thể kể đến CT1B Tân Tây Đô, CT12 Văn Phú, Nam Xa La, The Sun Garden hay An Bình Tower, Phúc Thịnh Tower, Kim Văn- Kim Lũ…
Những dự án này đều có mức giá 10-15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia BĐS, cũng giống như các chung cư bình thường khác, các dự án nhà giá rẻ rất dễ phát sinh nhiều vấn đề, vì vậy người dân cần thận trọng tìm hiểu, không nên chỉ quan tâm đến mức giá.
Tòa CT12A Kim Văn Kim Lũ.
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nhu cầu về nhà ở của người dân lớn đến mức nhiều khi chỉ quan tâm đến giá cả vừa túi tiền với mình mà không để ý đến chất lượng của dự án thế nào, tiến độ công trình ra sao, chủ đầu tư có uy tín không. Đến khi xảy ra tranh chấp mới vỡ lẽ tưởng mua được giá rẻ nhưng hóa ra không hề rẻ. Trong khi đó, số tiền 500-600 triệu đồng so với thu nhập của người có thu nhập thấp là số tiền không hề nhỏ.
Mặt khác, một số doanh nghiệp BĐS cũng từng cảnh báo tình trạng “tiền nào của đó” không phải không chính xác với các dự án nhà ở giá rẻ. Bởi lẽ để có thể đưa được mức giá xuống thấp nhất, nhiều chủ đầu tư sẽ chấp nhận xây dựng căn hộ ở mức chất lượng vừa phải, xa khu trung tâm.
Điều này đã được chứng minh khi 1 chủ đầu tư đã khẳng định mức giá cao sẽ xây căn hộ chất lượng 5 sao, mức giá thấp hơn sẽ là chất lượng 3 sao. Hoặc một số dự án nhà ở thu nhập thấp đã bị người dân phản ứng đòi trả lại nhà khi chất lượng ở quá tệ, tình trạng thấm dột, tường nhà bị nứt…
Chính vì vậy người dân mua nhà cũng không nên đặt kỳ vọng ở ngưỡng quá cao đối với các dự án nhà ở giá rẻ. Một số chuyên gia BĐS cũng khuyến nghị người dân có thể chọn mua những dự án đã được hoàn thiện, thay vì vẫn đang đóng tiền theo tiến độ, giá tuy cao hơn nhưng chất lượng dự án có thể được kiểm định và cũng không lo việc tiền đã chi nhưng nhà không thấy.
Những tranh chấp xảy ra liên tiếp thời gian gần đây cho thấy người mua nhà phải cân nhắc và thận trọng, kỹ lưỡng trong việc chọn mua các căn hộ giá rẻ.
GS. Đặng Hùng Võ

Khôi Nguyên (Sài Gòn đầu tư tài chính)
Đọc tiếp…

Bất động sản tuần 3 tháng 11

14:32 |
7 doanh nghiệp và 939 cá nhân được cam kết cho vay hỗ trợ nhà ở, tạm dừng 524 dự án bất động sản, đề xuất 13 dự án được vay gói 30.000 tỷ...là những thông tin nổi bật của thị trường tuần qua.
Tin tức nổi bật
- Đề xuất 13 dự án được vay gói 30.000 tỷ: Bộ Xây dựng vừa gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản đề xuất danh mục đợt 3 dự án nhà ở xã hội được vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Danh sách bao gồm 9 dự án nhà xã hội và 4 nhà thương mại được chuyển đổi. Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước đôn đốc các nhà băng được chỉ định cho vay gói 30.000 tỷ đồng đẩy mạnh các thủ tục thẩm định, giải ngân. 

- Khẩn trương kiểm tra các dự án đô thị "hoang" tại Mê Linh: 
Chủ tịch Thành phố Nguyễn Thế Thảo đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương tổ chức kiểm tra toàn bộ các dự án sau GPMB đang để hoang hóa tại Mê Linh, tổng hợp và kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoặc đề xuất xử lý theo quy định việc chậm triển khai thực hiện dự án. Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu Nhà đầu tư báo cáo trước ngày 18/11/2013.

- Tạm dừng 524 dự án bất động sản: Bộ Xây dựng cho biết, vừa yêu cầu dừng triển khai 524 (13%) dự án nhà ở, khu đô thị mới, với diện tích 16.865ha. Hiện cả nước có 4.015 dự án, tổng mức đầu tư 4,5 triệu tỷ đồng, tổng diện tích đất theo quy hoạch là 102.228ha. Trong đó, số dự án tiếp tục triển khai 3.154 (78,6%), dự án cần điều chỉnh cơ cấu là 455 (12%).

- 7 doanh nghiệp và 939 cá nhân được cam kết cho vay hỗ trợ nhà ở: Trong tháng 10/2013, NHNN đã xác nhận việc đăng ký cho vay hỗ trợ nhà ở bằng nguồn tái cấp vốn của NHNN theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN đối với 03 doanh nghiệp, nâng tổng số dự án được xác nhận lên 7 dự án. Các ngân hàng cũng đã cam kết cho vay 939 khách hàng cá nhân với số tiền là 333,1 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân cho 905 khách hàng với dự nợ 220,9 tỷ đồng.

 Khai mạc Vietbuild Hà Nội lần 2: Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2013 lần thứ 2 vừa được khai mạc tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam(VEFAC) 148 đường Giảng Võ, Hà Nội vào ngày 13 vừa qua. Triển lãm thu hút hơn 300 doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế đến từ 15 quốc gia trên thế giới tham gia với gần 1.200 gian hàng trưng bày các sản phẩm đa dạng của ngành xây dựng. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 13/11 đến hết ngày 17/11/2013.

Dự án nổi bật


-  Siêu Dự án Tây Hồ Tây đón dòng vốn lớn 200 triệu USD: Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (Star Lake) có quy mô tới hơn 207ha thuộc địa phận các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Đây là một trong những dự án đô thị mới trọng điểm tại Thủ đô Hà Nội.  Mới đây, một hợp đồng tín dụng vừa được ký kết giữa chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Phát triển T.H.T và Ngân hàng phát triển(KDB), tổng giá trị lên đến 200 triệu USD.

- Nam Cường khánh thành các tổ hợp chung cư The Sparks: 12 tòa nhà chung cư tại khu đô thị mới Dương Nội (Quận Hà Đông) và 4 tòa nhà chung cư tại khu đô thị mới Cổ Nhuế (Quận Từ Liêm) được đổi tên thành các tổ hợp chung cư The Sparks vừa được khánh thành vào ngày 10/11.Các tòa nhà tạo The Sparks Lê Văn Lương có tổng số khoảng  gần 3.000 căn hộ, tổ hợp chung cư  The Sparks Hoàng Quốc Việt với hơn 600 căn hộ. Tổng mức đầu tư của các dự án trên 4.000 tỷ đồng.

- Khởi công khu nhà ở xã hội Phúc Hưng - Phố Nối: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và dịch vụ thương mại - TIC vừa khởi công xây dựng Khu nhà ở xã hội Phúc Hưng - Phố Nối (Hưng Yên). Khu nhà ở xã hội Phúc Hưng - Phố Nối được xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, trên diện tích 5354 m2 (trong đó diện tích xây dựng là 3088m2), chiều cao 6 tầng, có 3 thang máy, tổng só 285 căn hộ. Sẽ có nhiều lựa chọn cho người mua tại đây với các căn hộ có diện tích từ 30m2, 40m2, 49m2, 51m2 và 60m2; giá bán từ 9 – 9,6 triệu/m2.

Lan Anh
Theo Trí Thức Trẻ
Đọc tiếp…

Học cách đi thang máy

22:01 |

Không ít người đã phải bực bội khi dùng thang máy. Sự bực bội, đơn giản, do mỗi khi cửa thang máy mở thì người bên trong chưa kịp ra ngoài nhưng người bên ngoài lại cố chen vào. Cứ như thế, người vào không được mà người ra cũng chẳng xong, bọn đạo chích thì có cơ hội ra tay.

Tương tự, khi sử dụng thang cuốn hay đường cuốn tại các điểm công cộng, nhiều lúc, hai người đi song hành dàn ngang giăng kín lối, khiến người phía sau đang vội cũng chẳng thể vượt qua. Trong khi đó, văn hóa dùng thang máy, thang cuốn rất đơn giản. Đối với thang máy, người bên ngoài phải chờ người bên trong ra xong, thì mới đi vào. Đây cũng là nguyên tắc ứng xử khi lên xuống xe lửa, tàu điện, xe buýt... Đối với thang cuốn hay các đường cuốn, người đi cần nép sát về một phía, để còn chừa chỗ cho người phía sau nếu muốn thì có thể vượt qua.
Thế nhưng, trong thực tế, nhiều người Việt không chịu làm theo những nguyên tắc ứng xử đơn giản trên. Trong một lần tại sân bay Changi (Singapore), người viết chứng kiến một nhóm khách Việt Nam giăng kín lối đi trên một đường cuốn khiến nhiều hành khách khác đang vội tỏ ra rất bực dọc. Còn tại các trung tâm thương mại lớn ở nước ta, việc chen ra lấn vào thang máy trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Một số ý kiến cho rằng thực tế trên là do người Việt chúng ta kém ý thức hơn dân chúng nhiều nước. Tuy nhiên, ý thức hành xử văn hóa không phải tự nhiên mà có, tất cả đều trải qua trui rèn. Ví dụ, người Nhật được đánh giá cao về ý thức bởi họ được dạy điều đó từ nhỏ. Tại Singapore, ở nhiều ga tàu điện ngầm, có cả bản hướng dẫn khách lên tàu phải chờ khách xuống tàu di chuyển trước. Nhờ đó, người dân nước này cũng quen thuộc hơn với văn hóa đi tàu điện ngầm.
Với Việt Nam, những năm gần đây, văn hóa xếp hàng cũng dần thành thói quen. Điều đó có được là nhờ các rạp phim, cửa hàng thức ăn nhanh, trung tâm mua sắm... sử dụng nhiều biện pháp. Vì vậy, nếu xắn tay vào làm, chúng ta cũng sẽ thay đổi được ý thức sử dụng thang máy, thang cuốn… Điều này càng quan trọng khi TP.HCM và Hà Nội đều đang có kế hoạch phát triển các tuyến đường sắt đô thị. Nếu không thay đổi, tình trạng chen vào lấn ra sẽ ảnh hưởng đến lịch trình của những tuyến giao thông này khi chính thức hoạt động.
Để thay đổi ý thức đó, những địa điểm công cộng nên chủ động thực hiện các biện pháp hướng dẫn. Đối với trẻ em, văn hóa sử dụng thang máy, thang cuốn nên được trang bị ngay từ sớm. Đó mới chính là những bài học gần gũi và thiết thực về đạo đức để hình thành ý thức về sau. 
Đọc tiếp…