Thủ tướng yêu cầu nghiệm thu nhà Quốc hội

09:20 |
Sau khi kiểm tra nhiều hạng mục của Nhà Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Hội đồng nghiệm thu nhà nước khẩn trương nghiệm thu tòa nhà, để có thể đưa công trình vào sử dụng.   
Chiều 3/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến kiểm tra công tác hoàn thiện Nhà Quốc hội, ông ghé vào các phòng họp chính, phòng họp Thường vụ Quốc hội, phòng họp  báo... Tại các phòng họp quan trọng này, Thủ tướng yêu cầu vận hành thử các thiết bị âm thanh, ánh sáng, nguồn điện, kiểm tra hệ thống phòng cháy nổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Theo ông Nguyễn Tiến Thành, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội, đến nay công trình đã hoàn thành kiểm định hệ thống thang máy, thang cuốn, điều hòa thông gió. Kiểm định cường độ bê tông tại các vị trí: cột chịu lực lớn, tại dầm vòng và tường vòng của phòng họp chính; đánh giá khả năng chịu lực sàn ban công trong phòng họp chính; khả năng chịu tải kết cấu mái vòm phòng họp chính và âm thanh trần treo của phòng họp theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.
Để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, trong thời gian qua, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước công trình Nhà Quốc hội đã cử cán bộ, chuyên gia cùng tham gia quá trình chạy thử, nghiệm thu các hệ thống cơ điện công trình. Đồng thời thực hiện kiểm định độc lập hệ thống âm thanh và hệ thống điều hòa không khí của công trình.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo Bộ Xây dựng tại Nhà Quốc hội. Ảnh: Giang Huy.
Giai đoạn thi công phần hệ thống giao thông, cảnh quan cây xanh, hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và sẽ hoàn thành nghiệm thu trước ngày 10/10 để báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu công trình trước ngày 15/10.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Thành cho biết, do thời gian thi công hoàn thiện công trình gấp rút, nên công trình chỉ tập trung hoàn thiện các khu chức năng phục vụ trực tiếp kỳ họp Quốc hội, các hạng mục phụ sẽ được tiếp tục hoàn thiện đến cuối năm. Ngoài ra một số đèn trang trí, phải gia công đơn chiếc theo yêu cầu sẽ không kịp lắp đặt.
Tại buổi kiểm tra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao  nỗ lực của Bộ xây dựng, các nhà thầu trên công trường làm việc ngày đêm trong 3 ca liên tục để hoàn thành công trình. Thủ tướng cho biết, 4 tháng trước, ông đã đi kiểm tra và rất băn khoăn về tiến độ công trình này song nay đã thấy rằng Nhà Quốc hội đã cơ bản đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn. Thủ tướng cũng yêu cầu Hội đồng Nghiệm thu nhà nước tiến hành kiểm định đảm bảo chất lượng thì Nhà Quốc hội mới được hoạt động. 
bo-truong-4065-1412342575.jpg
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiểm tra các thiết bị tại phòng họp chính. Ảnh:Giang Huy.
Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Xây dựng thông tin rõ với đại biểu Quốc hội và người dân hiện tại công trình cơ bản được đưa vào sử dụng tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, song còn những hạng mục vẫn phải tiếp tục hoàn thiện đến cuối năm.
"Nhà Quốc Hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói. Ông cũng yêu cầu Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp.
Đoàn Loan - Dantri.com
Đọc tiếp…

Thang máy trôi từ tầng 27 khiến 7 người hoảng sợ

22:15 |

Sự cố xảy ra sáng nay, 27/10, tại tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy. Sau gần 30 phút, 7 người bị treo lơ lửng trong cabin thang máy ở gần tầng 25 mới được giải cứu.

Đáng chú ý, mặc dù những người măc kẹt trong thang máy đã đập cửa, ấn chuông trong cabin nhưng vẫn không ai hay biết. Gần 30 phút sau khi xảy ra sự cố, ban quản lý tòa nhà mới biết và giải cứu những người này ra ngoài.
Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy, nơi xảy ra sự cố thang máy.
Theo phản ánh của những người dân sống trong tòa nhà này, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố thang máy rơi và bị kẹt.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thế Mạnh - Trưởng phòng Quản lý đô thị (Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ đô thị Việt Nam - Vinasinco) - đơn vị quản lý của tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy, thừa nhận, tòa nhà này đã nhiều lần xảy ra sự cố thang máy kẹt, rơi tự do.
“Vì đây là hệ thống máy móc nên việc xảy ra sự cố cũng là bình thường” - ông Mạnh nói.
Ông Mạnh cho rằng thang máy không rơi tự do mà chỉ là đang lơ lửng ở giữa các tầng. Nhân viên kỹ thuật khi phát hiện ra sự cố thì quay bằng tay để thang máy xuống đúng cửa trong tầng để mọi người có thể thoát ra ngoài.
Khi được hỏi về cách khắc phục và trách nhiệm khi sự cố xảy ra, ông Mạnh chỉ nói rằng thang máy được kiểm định đạt chất lượng nhưng nếu xảy ra sự cố trong tương lai thì cũng là một điều khó tránh khỏi!
Đọc tiếp…

Làm gì khi thang máy gặp sự cố

13:39 |
Theo các chuyên gia, tai nạn thang máy dù không xảy ra thường xuyên nhưng khi có sự cố, người dân thường hoảng loạn bởi không có kỹ năng ứng phó. 
Không ít người lo sợ nguy cơ tai nạn thang máy khi lựa chọn sống và làm việc trong các tòa nhà cao tầng. Theo các chuyên gia, tai nạn thang máy mặc dù không phải xảy ra thường xuyên, nhưng khi có sự cố thì người dân thường hoảng loạn bởi không có kỹ năng và kiến thức để ứng phó. Chính điều này đã gây ra những hệ quả xấu.
Nếu rơi... chắc chắn sẽ tan nát
Theo ThS Hà Xuân Hòa, Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đúng là thời gian qua có một vài sự cố thang máy, ví dụ như thang máy ở các tòa nhà cao tầng xảy ra hiện tượng "trôi" qua một số tầng rồi dừng lại. Nhiều người gọi đây là "thang rơi tự do". Gọi như thế là không đúng. Có thể khẳng định khả năng thang máy rơi tự do là cực thấp, xác suất nếu có chỉ là 1 phần triệu. Lý do là bởi mỗi cabin thang máy đều được kéo bởi hàng chục sợi cáp, mà mỗi sợi này đều có thể chịu được tải trọng của cả thang, nên hệ số an toàn là rất cao. 
Trong trường hợp vì lý do nào đó, một sợi cáp bị đứt thì cũng vẫn còn những sợi khác kéo, đỡ thang, không thể rơi được. Thậm chí, cứ cho rằng có nguyên nhân đặc biệt nào đó khiến cả chục sợi cáp này đều bị đứt thì ngay tại cabin, phía ngoài buồng thang còn có hệ thống cơ cấu giám sát vượt tốc. Đây là hệ thống thắng cơ. Nếu vì lý do nào đó mà thang vận hành với tốc độ vượt quá tốc độ định mức trong giới hạn từ 1,15 - 1,25 lần, ví dụ như thang đặt tốc độ định mức là 5m/giây thì khi vượt tốc ở tốc độ 5 x 1,2 = 6m/giây thì hệ thống này sẽ được kích hoạt ngay, cabin sẽ kẹp vào hệ thống phanh cơ và dừng lại, hầu như không để xảy ra nguy cơ mất an toàn.
ThS Hà Xuân Hòa cho rằng, với vận tốc rơi tự do của thang máy tính được là 9.8m/giây2; thì khi rơi tự do, người ở trong thang máy chắc chắn là tan nát, chứ không thể tiếp đất an toàn được. Các sự cố mà chúng ta hay gặp thực tế gọi là lỗi thang trôi do trục trặc ở hệ thống điều khiển. Thang máy là một hệ thống thiết bị điều khiển điện tử với những bo mạch phức tạp. 
Khi xảy ra lỗi hệ thống, nguyên nhân có thể do lỗi điều khiển bo mạch điện tử, hoặc một nguyên nhân bất kỳ nào từ bên ngoài, gây nên một sự bất thường trong hệ thống, hệ thống lập tức dừng để reset lại, cũng có thể trôi qua mấy chục tầng rồi dừng ở một tầng nào đó để phục hồi trạng thái ban đầu. Tốc độ khi thang trôi thường được đưa về tốc độ chạy an toàn, thậm chí còn chậm hơn tốc độ chạy thang bình thường; do vậy đảm bảo an toàn cho người bên trong buồng thang. 

Việc người dân cần làm đầu tiên khi gặp sự cố thang máy là phải giữ bình tĩnh. 
Bấm chuông và... chờ đợi
ThS Hà Xuân Hòa khuyến cáo, việc người dân cần làm đầu tiên khi gặp sự cố thang máy là phải giữ bình tĩnh. "Khi thang gặp sự cố thì việc cứ đứng yên trong buồng thang chắc chắn an toàn cao hơn bất kỳ một cách làm nào khác. Dù thang có trôi đến đâu, thậm chí nếu có gây ra những chấn động nhất định cũng không ảnh hưởng nhiều đến người bên trong. Nạn nhân trong các sự cố trôi cầu thang máy chủ yếu là bị hoảng loạn về mặt tâm lý, chứ không phải chấn thương", ThS Hà Xuân Hòa cho biết. 
Tốt nhất khi thang có sự cố, nên đứng yên trong thang với tư thế đầu hơi cúi xuống và chùn gối để giảm các nguy cơ va chạm khi có chấn động. Tay nên bám chắc vào các thanh bám bên sườn thang. Bấm chuông gọi cứu hộ hoặc liên lạc ra bên ngoài bằng điện thoại, đập cửa gây tiếng động để người bên ngoài chú ý và chờ đợi ứng cứu. Tuyệt đối không cố gắng mở cabin bằng mọi cách bởi việc này rất nguy hiểm. 
Tương tự trường hợp khi thang bị lỗi hệ thống, hoặc vì lý do gì đó dừng, không mở cửa, người bên trong tuyệt đối không tự động mở cửa mà phải gọi cứu hộ. Bởi trong các trường hợp này chúng ta không thể chắc chắn mặt thang và sàn bên ngoài có bằng nhau, trong khi tự động mở cửa và trèo ra, có thể rơi xuống hầm thang, hoặc nếu thang đột ngột vận hành sẽ kéo lê theo cả cơ thể và cắt qua các tầng, chắc chắn gây tổn hại đến tính mạng. 
Đọc tiếp…