Bàn chuyện văn hóa sử dụng thang máy

16:18 |
Thang máy là một phương tiện càng ngày càng trở nên phổ biến, đã là phương tiện thì chúng ta luôn khai thác theo hướng càng tiện – càng tốt.
Tuy nhiên, đây lại là một phương tiện công cộng, rất hiếm người tự hữu riêng một cái thang máy để một mình sử dụng cả. Còn nói về công cộng, chúng ta thường đề cập đến văn hóa xem phim, văn hóa xếp hàng, văn hóa đi máy bay... nhưng một điều tuy nhỏ, nhưng nó lại là một phần quan trọng trong cuộc sống lại ít được mọi người nhắc đến, đó là văn hóa thang máy.
Sự tiện lợi và nhanh chóng của thang máy ta không bàn đến, điều muốn nói ở đây là ý thức sử dụng thang máy của người Việt Nam. Hầu hết mọt người đều nhận thức được rằng, đi thang máy sẽ nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với thang bộ. Nhưng một bộ phận người Việt lại có tính nóng nảy, hay sốt ruột, họ là những người sử dụng thang máy nhiều nhất, hầu hết rơi vào sinh viên, dân văn phòng...
Tuy đầm công sở, quần tây, áo sơ mi, những bộ trang phục lịch sự, nhưng văn hóa sử dụng thang máy lại không có. Họ đứng đợi thang máy với tâm trạng bồn chồn, và chỉ chực đợi cửa thang máy mở ra và xông vào như thế không nhanh thì thang máy sẽ đóng mất.
Cái cửa thang máy nó rất nhỏ, mà người ra, người vào cùng một lúc, tất cả trở lên lộn xộn. Đứng đợi cho người bên trong thang máy ra hết rồi mình mới thong thả bước vào, một số người không chịu làm điều này. Thói quen đứng sát vào thang máy của nhiều người gây nhiều bất tiện và phiền phức cho người bên trong khi muốn bước ra thì không còn chỗ mà bước. Việc đứng mặt đối mặt với cái thang máy như thế, còn gây ra cảm giác lúng túng, bất ngờ cho người ở bên trong khi cửa thang máy mở.

Cảnh nhốn nháo chực chờ thang máy mở không còn xa lạ
Chuyện bên ngoài đã thế, còn chuyện bên trong, cũng nhiều vấn đề không kém. Vấn đề ở một số người khi bước vào thang, không có ý thức đứng gọn vào, những người này có xu hướng đứng chặn ở cửa, người bên trong muốn ra lại phải lên tiếng “Làm ơn cho qua”, rồi nhích người qua một bên. Mặc dù bên trong thang máy không đông, chỉ khoảng 2,3 người, nhưng vẫn có người đứng chắn cửa.
Tần suất sử dụng thang máy ngày càng tăng, có thể ngày nào cũng phải vài lần đi lên đi xuống bằng thang máy, nhưng thời gian mỗi lần sử dụng chỉ tốn một vài phút. Một thói xấu đó là nghe điện thoại, nói chuyện trong thang máy mà lại không để ý đến những người xung quanh, vẫn biết bên trong thang máy sóng điện thoại yếu, nhưng liệu có nhất thiết phải gào lên qua điện thoại?
Lại có mấy chị em nói chuyện quá vô tư, về các vấn đề nhạy cảm khi mà đang ở cùng với người lạ trong không giản chỉ khoảng năm mét vuông. Giữ trật tự là tốt, nhưng không có nghĩa là im lặng và căng thẳng. Rất nhiều người cứ hay nhìn chằm chằm vào quần áo đồ đạc của người khác, hoặc là nhìn với vẻ canh chừng, làm như vậy, không gian bên trong thang máy gia đình rất u ám, ngoài ra còn làm cho người khác khó chịu. Văn hóa là khi có mọi người ý thức được mình đang ở chỗ công cộng chịu “xuống nhạc” cho những câu truyện còn đang dang dở, mỉm cười thoải mái khi tình cờ gặp nhau trong thang máy.
Hút thuốc ở chỗ đông người đã là một hành động thiếu ý thức, nhưng vẫn có người cầm điếu thuốc phì phèo trong thang máy. Ngoài ra, còn có những người vô ý, không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ làm theo thói quen như khạc nhổ, ngoáy tai, ngoáy mũi..., điều này rất mất vệ sinh khiến cho những người xung quanh rất khó chịu. Không gian trong thang máy rất hẹp, không khí thì ít được lưu thông, vi khuẩn sẽ lây lan từ người này qua người khác.
Ảnh châm biếm
Ảnh châm biếm
Có một quy tắc là khi muốn đi lên, ta bấm mũi tên lên, muốn xuống thì ngược lại, bấm mũi tên xuống. Và thang máy nó là một cỗ máy, dựa theo nhu cầu của mình, con người điều khiển để nó hoạt động phục vụ mình. Với tâm lý “cho chắc”, một số người đã bấm cả hai nút là mũi tên lên và xuống, thành ra thang máy cứ bị dừng lại giữa chừng, người đợi thì mất công hỏi “thang đang đi lên hay xuống?”, phải nói đây là hành động gây lãng phí điện vận hành và thời gian của người khác.
Dùng thang máy không còn là chuyện ý thức, nó đã đẩy tới văn hóa, đất nước đang tiếp cận với sự giao thoa của các nền văn minh, công nghệ hiện đại càng ngày càng phát triển, con người tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu như mỗi người tự thay đổi thói quen và suy nghĩ của mình, cư xử lịch sự, tinh tế, thì thang máy sẽ phát huy hết chức năng của nó, đồng thời tạo ra một nét văn hóa đệp trong môi trường làm việc cũng như sinh hoạt.
Đọc tiếp…

Thang máy nhanh nhất thế giới chuẩn bị được lắp đặt

10:17 |
Tập đoàn điện tử Hitachi - Nhật Bản cho biết họ sẽ lắp đặt chiếc thang máy có vận tốc nhanh nhất thế giới tại tòa nhà Trung tâm tài chính CTF Quảng Châu - Trung Quốc. Đây là tòa nhà cao 530m với 111 tầng. Chiếc thang máy nhanh nhất mà Hitachi lắp ở đây sẽ có vận tốc là 72km/h, nó chỉ cần mất 43 giây để đi từ tầng trệt lên đến tầng 95.
Tòa nhà trung tâm tài chính CTF Quảng Châu dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016, đây cũng sẽ là công trình cao nhất Quảng Châu sau khi đi vào hoạt động chính thức. Công trình bao gồm khu văn phòng, khách sạn và khối chung cư cao cấp.
Hitachi sẽ cung cấp và lắp đặt tất cả 95 thang máy, trong số đó sẽ có 2 thang máy siêu tốc với tốc độ như đã đề cập ở trên, ngoài ra để phục vụ các công dân sinh sống và làm việc tại đây, cũng sẽ có 2 thang máy cabin đôi (2 cabin trong một hố thang). 2 thang máy siêu tốc mà Hitachi sản xuất sẽ sử dụng động cơ công nghệ nam châm vĩnh cữu.
Trung Quốc hiện đang chiếm tới 60% lượng thang máy bán ra trên toàn cầu và cũng là nơi mà nhiều công ty thang máy danh tiếng trên thế giới đặt nhà máy sản xuất như thang máy Otis, Fuji, Hitachi,...Hiện tại, kỷ lục thang máy chạy nhanh nhất thế giới đang được lắp đạt tại tòa nhà Đài Bắc 101 ở Đài Loan.
Đọc tiếp…

Hành vi sử dụng thang máy

15:35 |
Câu chuyện đang rôm rả bên ngoài thang máy bỗng ngưng bặt khi mọi người đặt chân vào bên trong. Phản ứng thường thấy khi vào thang máy là im lặng, nhìn lên trần hoặc xuống sàn và đứng xa nhau càng nhiều càng tốt...
Sử dụng thang máy tưởng như đơn giản nhưng lại là cả một hành trình đáng nhớ dù người ta không mấy khi lưu tâm. Tiến sĩ Lee Gray thuộc Trường ĐH Bắc Carolina (Mỹ) đã dành thời gian để nghiên cứu về ứng xử trong thang máy và được đặt cho biệt danh “Người đàn ông thang máy”.
Giải thích về mục đích công trình nghiên cứu, ông Lee cho biết: “Thang máy đã trở thành một không gian xã hội thú vị. Ở trong thang máy, người ta bỏ qua mọi nghi thức rườm rà. Tuy thú vị nhưng đó lại là nơi khó thể hiện cách ứng xử phù hợp”.
Bình thường, khi đợi thang máy, mọi người có thể cười nói ồn ào nhưng một khi bước vào bên trong, hầu hết người ta đều im lặng và đối mặt với cánh cửa. Nếu thêm một ai đó bước vào, những người bên trong di chuyển để nhường chỗ. Những lúc như vậy, chúng ta mường tượng đến một điệu nhảy trong căn phòng vuông vức và chật hẹp.
Trong thang máy, người ta tránh nhìn vào mắt nhau. Ảnh: Discovery
Nếu chỉ có mình bạn trong thang máy, bạn thoải mái làm đủ thứ chuyện. Nếu có thêm một người nữa, hai người thường đứng ở hai góc chéo nhau và giữ khoảng cách tối đa, giống như một quy luật bất thành văn. Đến khi người thứ ba bước vào, một hình tam giác sẽ được hình thành. Và tất yếu, người thứ tư sẽ làm thành một hình vuông với mỗi người án ngữ ở một góc, dành khoảng giữa cho người thứ năm và những người kế tiếp.
Hầu như phản ứng của tất cả mọi người ở trong thang máy là nhìn xuống hoặc nhìn lên, hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian chờ đợi.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại thấy lúng túng khi đặt chân vào thang máy? Theo giáo sư Babette Renneberg, một nhà tâm lý học lâm sàng tại Trường ĐH Tự do Berlin (Đức), lý do chủ yếu là “không có đủ không gian”.
“Thông thường, chúng ta đứng cách người khác một cánh tay. Nhưng trong thang máy, hầu hết phải đứng sát bên cạnh nhau. Điều đó làm mất tự nhiên” - bà Renneberg nói và cho biết thêm với không gian chật chội trong thang máy, mọi người phải hành động để không gây chú ý của người bên cạnh. Cách dễ nhất là tránh ánh mắt của nhau, biểu hiện thường được cho là sự lúng túng trong giao tiếp.


Nick White, một nhân viên văn phòng ở thành phố New York, người không may bị mắc kẹt trong thang máy suốt 41 tiếng đồng hồ. Ảnh: BBC
Ông Nick White không may bị mắc kẹt trong thang máy suốt 41 tiếng đồng hồ.
Ảnh: BBC
Một sự cố hay gặp phải là thang máy bị kẹt giữa chừng, gây hoảng sợ cho những người đang ở bên trong. Nick White, một nhân viên văn phòng ở TP New York - Mỹ, không may bị mắc kẹt trong thang máy suốt 41 tiếng đồng hồ. Ông kể cảm giác lúc đó không khác gì bị nén trong một ngôi mộ.
Nỗi ám ảnh có thể khiến một số người như ông White từ chối bước vào thang máy lần nào nữa. Tiến sĩ Lee đồng tình với ý kiến cho rằng cảm giác bị động khiến cho mọi người cảm thấy lo lắng. “Bạn đang ở trong một chiếc thang máy chuyển động và không thể kiểm soát cũng như không nhìn thấy động cơ thang máy vận hành” – ông Lee giải thích.
Bỏ qua cảm giác bất an nói trên, tiến sĩ Lee nhận định thang máy thực chất an toàn hơn ô tô và thang cuốn. “Bạn có thể nhìn vào số liệu thống kê và thấy các vụ tai nạn thang máy hàng năm là rất ít. Tất cả mọi người đều hiểu rõ vấn đề và đó là lý do tại sao họ tiếp tục sử dụng thang máy mỗi ngày”.
Giáo sư Renneberg cũng chung nhận định với tiến sĩ Lee. Bà nói: “Chúng ta biết thang máyđược tạo ra nhằm phục vụ con người và nó an toàn Vì vậy, họ tin vào thành tựu của khoa học thay vì bản năng sinh tồn”.
Đọc tiếp…

Cụt hai chân vẫn phải leo thang bộ vì quy định oái oăm

14:27 |
Mỗi đêm, anh Huỳnh Tấn Đạt phải bò cầu thang bộ lên lầu 6 vì... quy định chung cư không cho đi thang máy sau 23h. Theo anh Đạt, năm 1993, anh mắc bệnh hiểm nghèo nên bị cưa cụt một chân. Năm 1998, căn bệnh tái phát khiến anh phải nhập viện, cắt bỏ nốt chân còn lại. Kể từ đó, cuộc sống của anh trở nên bế tắc, gia đình vì tốn nhiều tiền chữa trị cho anh nên cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2000, khu vực nơi gia đình anh sinh sống bị giải tỏa. Anh cùng gia đình về căn hộ tái định cư tại lầu 6, chung cư Tuệ Tĩnh. Năm 2011, anh Đạt quyết định sử dụng xe lăn đi bán vé số kiếm tiền phụ giúp gia đình và dành dụm để trị bệnh.

Thường ngày anh Đạt phải rời nhà từ 7h sáng đến 1-2h khuya mới về. Một bảo vệ tại chung cư xác nhận, thời gian gần đây do không được sử dụng thang máy nên anh Đạt phải bò lết từ tầng trệt lên tầng 6 chung cư. Anh Đạt cho biết đã đến tìm gặp Chủ tịch UBND phường 12 nhờ địa phương giúp đỡ, nhưng chưa được giải quyết.


Anh Huỳnh Tấn Đạt (SN 1978, ngụ phòng 611, chung cư Tuệ Tĩnh, phường 12, quận 11).


Ông Cao Văn Hảo - Phó ban quản trị chung cư cho biết: "Trường hợp của anh Đạt khó giải quyết vì thang máy chỉ hoạt động từ 5h đến 23h hàng ngày theo quy định của chung cư. Quá thời gian trên, thang máy chỉ phục vụ những trường hợp cần kíp như cấp cứu, đau bệnh... Anh Đạt thường xuyên đi làm về quá khuya nên không thể mở thang máy, vì thời điểm đó không có người trực. Ban quản trị chung cư đã động viên gia đình anh Đạt khắc phục, về chung cư trước 23h".

Theo tìm hiểu, chung cư Tuệ Tĩnh là chung cư được giao UBND phường 12, quận 11 quản lý. Trước đây thang máy chung cư được giao cho Hội Cựu chiến binh phường vận hành. Người dân chung cư phải đóng tiền sử dụng thang máy theo nhiều mức, tùy tầng cao.

Thời gian gần đây, việc quản lý, vận hành thang máy được giao cho một cá nhân nhận thầu. Theo phản ánh của người dân sống ở chung cư, việc sử dụng thang máy theo giờ giấc như trên ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Không chỉ thang máy, bãi xe của chung cư cũng có mức phí rất cao, 80.000 đồng/tháng đối với xe số, từ 120.000 - 150.000 đồng/tháng đối với xe ga.

Theo Công an TP.HCM
Đọc tiếp…

Cư dân mời cán bộ nhà nước đi thử thang máy

09:25 |
“Mời các vị thử đi thang máy để cảm nhận được sự nguy hiểm mà chúng tôi hằng ngày phải đối diện”.
Một người dân nói tại buổi làm việc giữa lãnh đạo phường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP.HCM) với cư dân chung cư 584 Phú Thọ Hòa, ngày 6-4.
Theo các cư dân, hệ thống thang máy ở chung cư bị hư hỏng, xuống cấp khiến tính mạng của họ không được đảm bảo. “Nhà sản xuất thang máy đã kiểm tra, đánh giá thang máy không an toàn. Bản thân gia đình tôi nhiều lần bị tuột thang máy, vợ tôi đang mang thai năm tháng sợ quá không dám đi thang máy nữa” - ông Huỳnh Hiền Hải, ở lô C, bức xúc.
 cư dân chung cư 584 đang phản ánh các bức xúc với lãnh đạo phường Phú Thọ Hòa. Ảnh: MP
Các cư dân cho hay từ năm 2010 đã có những đơn thư khẩn cầu cơ quan chức năng giải quyết những mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư chung cư nhưng không được phản hồi. Gần đây mâu thuẫn lại bùng phát khiến cư dân rất mệt mỏi.
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư 584 Phú Thọ Hòa liên tục xảy ra tranh chấp chung cư rất gay gắt. Chủ đầu tư và ban quản trị chung cư đều thông báo cư dân đóng tiền giữ xe cho họ, bên nào cũng có lực lượng bảo vệ riêng… khiến nhiều người hoang mang. Tương tự, hai bên cũng quyết liệt giành quyền sở hữu đối với tầng hầm, tầng trệt và sân thượng.
Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo UBND phường Phú Thọ Hòa cho biết trong tuần tới sẽ mời chủ đầu tư, ban quản trị chung cư làm việc cùng đại diện Sở Xây dựng, UBND quận Tân Phú để giải quyết ổn thỏa các kiến nghị, bức xúc của cư dân.
Đọc tiếp…